KPI là gì? Bí kíp xây dựng KPI chuẩn chỉnh từ A-Z

KPIs là gì?

KPI là một trong những chỉ số quen thuộc trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, marketing… Tuy nhiên, với nhiều chủ doanh nghiệp, việc nắm rõ các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc nhiều lúc vẫn còn mơ hồ. Do đó, trong bài viết này, ZIP Agency sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn KPI là gì, bí kíp để bạn xây dựng chỉ số KPI chuẩn chỉnh nhất!

KPI là gì?

KPI viết tắt là gì? KPI tiếng Anh là Key Performance Indicators, bao gồm các chỉ số đo lường hiệu quả công việc, giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của các cá nhân, đội nhóm hoặc phòng ban. Thông qua các giá trị định lượng và số liệu cụ thể, KPIs phản ánh rõ ràng năng lực và hiệu suất công việc, từ đó hỗ trợ trong việc đánh giá nhân viên, tính toán lương thưởng và định hướng cải thiện hiệu quả hoạt động.

Các chỉ số KPI thường bao gồm các yếu tố như lợi nhuận, doanh thu, chi phí và số lượng bán hàng. Xây dựng hệ thống KPI có thể chia thành hai cấp: KPI cấp cao đo lường toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, trong khi KPI cấp thấp tập trung vào các quy trình cụ thể như bán hàng, marketing hay chăm sóc khách hàng.

KPI là gì? Đây là các chỉ số đo lường hiệu quả công việc
KPI là gì? Đây là các chỉ số đo lường hiệu quả công việc

Vai trò của KPI đối với doanh nghiệp và người lao động

Đối với doanh nghiệp và người lao động, KPI đóng vai trò như thế nào? ZIP Agency sẽ chỉ ra cụ thể cho bạn:

Đối với doanh nghiệp

KPI đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đo lường hiệu quả của chiến lược kinh doanh và hoạt động nội bộ. Không chỉ là công cụ đánh giá năng lực của nhân viên, KPIs còn giúp doanh nghiệp định hình rõ ràng các mục tiêu cụ thể và tối ưu hoá các chiến lược phát triển. Dưới đây là một số vai trò chính của KPIs trong doanh nghiệp:

  • Xây dựng đầu việc cụ thể: KPIs giúp xác định rõ ràng các nhiệm vụ và mục tiêu mà nhân viên cần đạt, đảm bảo mỗi cá nhân đều có lộ trình công việc chi tiết.
  • Đánh giá năng lực và hiệu suất: Dựa vào KPI, doanh nghiệp có thể đo lường chính xác hiệu suất và tiềm năng phát triển của từng nhân viên, hỗ trợ quá trình khen thưởng và nâng cao chuyên môn.
  • Đánh giá và điều chỉnh chiến lược: KPIs cung cấp dữ liệu thực tế để phân tích và đánh giá các chiến lược kinh doanh, giúp doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh nhằm đạt kết quả tối ưu.
  • Khuyến khích môi trường học hỏi: Việc áp dụng KPIs tạo động lực cho nhân viên không ngừng phấn đấu, đồng thời xây dựng văn hóa làm việc có tính cạnh tranh và phát triển.
KPI giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả của chiến lược kinh doanh và hoạt động nội bộ
KPI giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả của chiến lược kinh doanh và hoạt động nội bộ

Đối với người lao động

Đối với người lao động, KPIs là chỉ số thiết yếu giúp xác định mức độ công việc cần hoàn thành, tạo tiền đề cho việc lập kế hoạch và điều chỉnh tiến độ công việc phù hợp. Một số vai trò cốt yếu của KPIs đối với nhân viên:

  • Hiểu rõ yêu cầu công việc: Giúp nhân viên xác định rõ khối lượng công việc và các yêu cầu cụ thể.
  • Đo lường mức độ hoàn thành: Cho phép nhân viên tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc, so sánh với mục tiêu đã đặt ra.
  • Lập kế hoạch công việc: KPIs giúp nhân viên thiết lập kế hoạch làm việc chi tiết cho từng nhiệm vụ và mục tiêu.
  • Tạo động lực hoàn thành mục tiêu: Các chỉ số KPI khuyến khích nhân viên nỗ lực đạt kết quả tốt hơn và nâng cao hiệu suất.
  • Dễ dàng nhận biết và điều chỉnh sai lệch: Giúp nhân viên nhanh chóng nhận ra khi tiến độ hoặc chất lượng công việc đi lệch hướng, từ đó kịp thời điều chỉnh.

Việc hiểu rõ KPIs và các yêu cầu đi kèm sẽ giúp nhân viên tránh được tình trạng chạy KPI gấp rút, dồn deadline, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc và tạo cơ hội phát triển bền vững trong doanh nghiệp.

KPIs xác định mức độ công việc cần hoàn thành, điều chỉnh tiến độ công việc phù hợp
KPIs xác định mức độ công việc cần hoàn thành, điều chỉnh tiến độ công việc phù hợp

Ứng dụng của KPI trong thực tế

Một số ứng dụng thực tế của KPI mà bạn có thể tham khảo và học hỏi:

  • KPI Kinh doanh: Đo lường thành công của các mục tiêu kinh doanh ngắn và dài hạn. Qua đó, công ty có thể xác định hiệu quả dự án, nhận diện điểm yếu và cải tiến quy trình kinh doanh.

Ví dụ: Công ty có thể theo dõi tỷ lệ giữ chân khách hàng để xác định mức độ hài lòng của khách hàng. Nếu chỉ số thấp, công ty có thể triển khai các chương trình ưu đãi để giữ chân khách hàng.

  • KPI Marketing: Giúp đánh giá hiệu quả các chiến dịch tiếp thị và kênh quảng bá. Nhờ đó, đội ngũ tiếp thị có thể biết rõ chiến dịch nào đem lại hiệu quả tốt, kênh nào cần tập trung hoặc điều chỉnh để tối ưu ngân sách và nguồn lực.

Ví dụ: KPI như mức độ nhận diện thương hiệu và CTR (tỷ lệ nhấp chuột) giúp đo lường thành công của chiến dịch tiếp thị. Một chiến dịch quảng cáo có CTR cao cho thấy nội dung quảng cáo thu hút được khách hàng.

>> Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược marketing để tăng doanh thu cho doanh nghiệp

  • KPI Tài chính: Theo dõi tình hình tài chính, đo lường doanh thu và lợi nhuận, giúp lãnh đạo xác định được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ: KPI như tỷ suất lợi nhuận hay ROI giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng sinh lời.

  • KPI Bán hàng: Đo lường hiệu quả của đội ngũ bán hàng và mức độ thành công của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu chiến lược bán hàng và dự báo doanh thu.

Ví dụ: KPIs như Tỷ lệ chuyển đổi bán hàng cho phép đội ngũ bán hàng đánh giá mức độ hiệu quả trong việc biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Nếu tỷ lệ này thấp, doanh nghiệp có thể đào tạo lại nhân viên hoặc điều chỉnh chiến lược bán hàng.

KPIs được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như marketing, kinh doanh, tài chính,...
KPIs được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như marketing, kinh doanh, tài chính,…

5 bước xây dựng chỉ số KPI chuẩn chỉnh nhất

Sau khi nắm vững kiến thức tổng quan về KPI là gì và ứng dụng KPI trong thực tế, ZIP Agency xin giới thiệu đến bạn quy trình xây dựng chỉ số KPI đơn giản, hiệu quả và dễ áp dụng:

Xác định bộ phận/người chịu trách nhiệm xây dựng KPI

Người đảm nhận nhiệm vụ xây dựng KPIs cần được xác định ngay từ đầu và thường là người hiểu rõ nhất về bức tranh toàn cảnh, công việc cần thực hiện và các mục tiêu đã được đề ra. Dưới sự chỉ đạo của quản lý cấp cao, người xây dựng KPIs cho từng phòng ban – thường là trưởng phòng hoặc quản lý – sẽ đưa ra các chỉ số KPI cho phòng ban và các vị trí trong phòng.

Mặc dù nhân viên không trực tiếp đề xuất KPIs nhưng họ có quyền thảo luận và đóng góp ý kiến với người xây dựng KPI, vì chính nhân viên mới là người thực hiện công việc theo các chỉ số này.

Do đó, người xây dựng KPI cần tham khảo ý kiến của cấp dưới để xác định chỉ số phù hợp nhất, từ đó đảm bảo tính minh bạch trong kết quả và tính khả thi của mục tiêu cuối cùng.

Xác định các chỉ số KPI phù hợp với từng vị trí hoặc phòng ban

KPI của từng bộ phận cần cụ thể (Specific), có khả năng đo lường (Measurable), đạt được (Attainable), thực tế (Relevant) và có thời hạn cụ thể (Timebound). Sử dụng chỉ số SMART giúp bám sát mục tiêu của bộ phận và dễ dàng theo dõi tiến độ.

Chi tiết từng yếu tố như sau:

  • Cụ thể (Specific): KPI cần phải rõ ràng và xác định cụ thể, chẳng hạn thay vì yêu cầu nhân viên bán được “nhiều đơn hàng”, hãy đặt mục tiêu rõ ràng như 500 đơn hàng hoặc đạt tỷ lệ hoàn thành 85% hoặc 90%.
  • Có thể đo lường (Measurable): KPI phải là các chỉ số có thể được đo lường và quy đổi thành con số cụ thể. Điều này không chỉ hỗ trợ việc theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc mà còn giúp việc tổng hợp và báo cáo trên các phần mềm quản lý trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
  • Có thể thực hiện (Attainable): KPI cần phải thực tế và khả thi. Nếu mục tiêu quá xa vời, không thể đạt được thì KPI sẽ không có giá trị thực tiễn. Cần căn cứ vào nguồn lực hiện có như nhân lực, thiết bị và yếu tố bên ngoài để xây dựng các chỉ số KPI phù hợp.
  • Liên quan (Relevant): KPI phải gắn liền với mục tiêu mà bạn muốn đạt được. Chỉ số KPI nên tập trung vào những công việc giúp bạn đạt mục tiêu đã đề ra.
  • Có thời gian cụ thể (Time-bound): Mỗi KPI cần có một mốc thời gian rõ ràng để hoàn thành. Thời gian có thể là ngày, tháng, quý hoặc thậm chí là năm, tùy thuộc vào đặc thù của từng chỉ số KPI.
Xác định các chỉ số KPI dựa vào mô hình SMART
Xác định các chỉ số KPI dựa vào mô hình SMART

Đánh giá mức độ hoàn thành KPI

Vì KPIs đã được thiết lập dựa trên tiêu chí có thể đo lường nên việc đánh giá sẽ được thực hiện thông qua phương pháp cụ thể cho từng chỉ số. Các công việc và KPIs có thể được phân loại thành 3 nhóm chính:

  • Nhóm A: Cần nhiều thời gian để thực hiện và ảnh hưởng lớn đến mục tiêu chung.
  • Nhóm B: Cần ít thời gian để thực hiện nhưng ảnh hưởng lớn đến mục tiêu chung hoặc cần nhiều thời gian để thực hiện nhưng ảnh hưởng ít đến mục tiêu chung.
  • Nhóm C: Cần ít thời gian và ảnh hưởng ít đến mục tiêu chung.

Mỗi nhóm KPI sẽ có trọng số khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan trọng của chúng, ví dụ: Nhóm A chiếm 50%, Nhóm B chiếm 30% và Nhóm C chiếm 20%.

Khi đánh giá mức độ hoàn thành của một nhân viên, các KPI sẽ được áp dụng theo từng nhóm A, B và C để đưa ra kết quả chính xác và công bằng.

Mỗi nhóm KPI sẽ có trọng số khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan trọng của chúng
Mỗi nhóm KPI sẽ có trọng số khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan trọng của chúng

Liên kết KPI với chế độ lương thưởng và phúc lợi

Kết quả hoàn thành KPI sẽ ảnh hưởng đến lương thưởng, tổng đãi ngộ cho nhân viên. Việc đánh giá định kỳ, công bằng giúp khuyến khích nhân viên đạt và vượt mục tiêu.

Ví dụ với KPI trong marketing, khi nhân viên đạt/ vượt KPI, có content marketing viral, có thể chuyển đổi đơn hàng cao… doanh nghiệp nên có chính sách thưởng để tăng động lực.

Điều chỉnh và tối ưu KPI để phù hợp với thực tế công việc

KPI cần được kiểm tra, điều chỉnh định kỳ để đảm bảo tính phù hợp. Sau giai đoạn thử nghiệm, nên duy trì bộ KPI đã tối ưu trong ít nhất một năm để ổn định quy trình.

Quy trình này không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống KPI hiệu quả mà còn tối ưu hóa hiệu suất và động lực cho nhân viên.

Những sai lầm phổ biến trong xây dựng và triển khai KPI

Dưới đây là 5 lầm tưởng thường gặp khi xây dựng và triển khai KPI :

Mọi KPI đều cải thiện hiệu suất

Không phải mọi thước đo KPI đều mang lại hiệu quả như mong đợi. Do đó, doanh nghiệp cần dự đoán và thử nghiệm các KPI trước khi áp dụng.

KPI có thể thành công ở mọi tổ chức và thời điểm

Hiệu quả của KPI phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể. KPI không phù hợp có thể khiến tổ chức lãng phí nguồn lực và không đạt được hiệu quả mong muốn.

Mọi thước đo mục tiêu đều là KPI

Thước đo mục tiêu chỉ phản ánh hiệu suất hoạt động, trong khi KPI phải gắn liền với mục tiêu chiến lược. Ví dụ, “tỷ lệ khách hàng hài lòng” là một thước đo mục tiêu, nhưng nó chỉ trở thành KPI khi đưa ra mục tiêu cụ thể, như “tăng tỷ lệ khách hàng hài lòng lên 10% trong năm tới”.

Có thể đặt ra các hiệu suất cuối năm

Chỉ đặt KPI vào đầu năm và kỳ vọng kết quả cuối năm có thể làm hạn chế tư duy và kìm hãm sáng tạo. Vì vậy, cần có một kế hoạch dài hạn và thay đổi linh hoạt trong suốt năm để đạt hiệu suất tốt nhất.

Đo lường hiệu suất khá đơn giản

Việc đo lường hiệu suất không đơn giản như nhiều người nghĩ. Để nâng cao hiệu suất,  cần đầu tư nghiêm túc vào công tác đo lường, đảm bảo các KPI được thiết kế một cách chính xác, có thể đánh giá hiệu quả thực tế.

Hiệu quả của KPIs phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể
Hiệu quả của KPIs phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể

Hỏi – đáp về KPI

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về KPI mà bạn có thể đang thắc mắc:

Chạy KPI là gì?

Chạy KPI nghĩa là gì? Chạy KPI là thuật ngữ thường thấy trong môi trường doanh nghiệp, mô tả quá trình nỗ lực đạt hoặc vượt qua các chỉ số hiệu suất chính (KPI) đã đề ra.

Trong một số trường hợp, “chạy KPI” có thể mang hàm ý tiêu cực, khi người thực hiện chỉ tập trung vào con số mà bỏ qua chất lượng công việc hoặc thậm chí sử dụng biện pháp không chính đáng để cải thiện số liệu.

KPI và OKR khác nhau như thế nào?

KPI và OKR là hai công cụ quan trọng trong quản trị hiệu suất, nhưng chúng khác nhau về mục đích, cấu trúc và ứng dụng.

KPI (Key Performance Indicators) tập trung vào việc đo lường hiệu suất thông qua các chỉ số cụ thể, giúp quản lý hiệu quả công việc hiện tại. Các chỉ số này thường được thiết lập cố định và ít thay đổi, phù hợp cho việc theo dõi hàng tháng, quý hoặc năm trong mọi cấp độ và bộ phận của tổ chức.

Ngược lại, OKR (Objectives and Key Results – mục tiêu và kết quả then chốt) hướng tới việc đạt được mục tiêu chiến lược và thúc đẩy sự tiến bộ. OKR bao gồm các mục tiêu định hướng (có thể mang tính trừu tượng) và các kết quả chính để đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu đó. OKR có tính linh hoạt cao, dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của tình hình và môi trường kinh doanh, thường được triển khai ở cấp độ cao hơn trong tổ chức để định hướng và ưu tiên công việc.

Có nên thưởng – phạt nhân viên theo KPI không?

Việc thưởng – phạt nhân viên dựa trên KPI có thể mang lại lợi ích nếu áp dụng đúng cách, giúp tạo động lực, tăng cường trách nhiệm và minh bạch trong đánh giá. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây áp lực, dẫn đến căng thẳng và hành vi tiêu cực nếu mục tiêu không thực tế. Để đạt hiệu quả, doanh nghiệp nên kết hợp KPI với các phương pháp đánh giá toàn diện khác, đồng thời tạo môi trường khuyến khích học hỏi và phát triển thay vì chỉ chú trọng thành tích.

Tổng kết

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn KPI là gì, cách thức xây dựng cũng như lợi ích mà KPI mang lại. Việc thiết lập và triển khai KPIs hiệu quả giúp bạn dễ dàng đo lường và cải thiện hiệu suất công việc chuyên môn. Nếu bạn cần hỗ trợ chuyên sâu hoặc tìm kiếm các giải pháp đạt KPI trong marketing cho doanh nghiệp của mình, đừng ngần ngại liên hệ với ZIP Agency. Với dịch vụ marketing chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ “đồng hành tăng trưởng” để “cán đích” bền vững cùng bạn.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *