Chỉ số ROI đóng vai trò như thước đo thành công khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào bất kỳ một dự án, kế hoạch hay sản phẩm nào. Trong Marketing, chỉ số này sẽ phản ánh thông qua doanh thu và hiệu quả của mỗi chiến dịch. Vậy chính xác ROI là gì? Làm sao để đo lường chỉ số này trong Marketing? Tỷ lệ ROI bao nhiêu là “đỉnh” cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp? Hãy cùng ZIP Agency tìm hiểu từ A – Z thông tin ở trong bài viết.
ROI là gì?
ROI (được viết tắt bởi cụm từ Return On Investment) là chỉ số đo lường tỷ lệ lợi nhuận hoặc lợi tức đầu tư. Đây là chỉ số tài chính được các doanh nghiệp sử dụng để đo lường hiệu quả hoặc lợi nhuận mà công ty có thể thu được so với chi phí ban đầu phải bỏ ra.
Trong Marketing, ROI được sử dụng vô cùng phổ biến khi giúp doanh nghiệp đo lường chính xác các hoạt động quảng cáo, chiến dịch tiếp thị vào tổng thể doanh thu. Dựa vào chỉ số này, doanh nghiệp sẽ đánh giá các chiến dịch đã thực hiện, lên dự trù ngân sách cho kế hoạch trong tương lai.
Ý nghĩa của chỉ số ROI
Từ định nghĩa “ROI là gì”, có thể thấy đây là thước đo quan trọng trong Marketing và giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi “Mỗi đồng tiền bỏ ra cho hoạt động marketing, doanh nghiệp nhận lại được bao nhiêu?”. Đồng thời, chỉ số này còn mang đến nhiều giá trị và tầm quan trọng:
Xác định phương hướng
ROI được tính bằng công thức dùng khoản tăng trưởng chia cho khoản đầu tư, từ đó phản ánh được chi phí sử dụng có đem đến kết quả tốt không. Một chỉ số dương cho thấy hoạt động đầu tư mang lại lợi nhuận, ROI càng cao thì lợi nhuận và thành công càng lớn. Ngược lại, chỉ số âm phản ánh đó khoản đầu tư sai lầm. Còn chỉ số bằng 0 phản ánh chiến dịch chỉ vừa đủ để bù đắp chi phí (hoà vốn). Qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể đánh giá sự thành công của chiến dịch, xác định phương hướng cho các dự án tiếp theo.
Ví dụ: Công ty A đầu tư 100 triệu đồng để chạy chiến dịch quảng cáo Facebook (không chạy thêm hình thức Marketing nào khác) và thu về 300 triệu đồng lợi nhuận so với năm trước. Tính ROI của chiến dịch này đạt 300% hay cứ 1 triệu đồng bỏ ra A sẽ thu về 3 triệu đồng lợi nhuận. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá là chiến dịch thành công, từ đó có cơ sở để tiếp tục đầu tư các kế hoạch ở tương lai.
Dễ dàng so sánh
Trong quá trình đầu tư và kinh doanh, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không chỉ triển khai duy nhất một chiến dịch. Do đó, chỉ số này giúp so sánh giữa các chiến dịch để đánh giá được chiến dịch nào đang thu lợi ích cao nhất, chiến dịch nào đang thiếu tiềm năng, từ đó doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp.
Cân đối ngân sách
ROI không chỉ dừng lại ở việc cho doanh nghiệp phương hướng thực hiện với hai câu trả lời “tiếp tục” hay “dừng lại”, mà nó còn cung cấp các số liệu và cơ sở để công ty có thể cân đối hoặc điều ngân sách phù hợp các hoạt động marketing để tối đa hóa lợi nhuận.
Seasonal Push Campaign
ROI cũng cho biết được mức độ thành công của chiến dịch bán hàng theo mùa (Seasonal Push Campaign) của thương hiệu và cơ sở quan trọng để doanh nghiệp quyết định có nên tiếp tục đầu tư và phát triển vào chiến dịch này trong những mùa tiếp theo không.
Sponsored Marketing Campaign
Chỉ số này ý nghĩa với chiến dịch Sponsored Marketing (quảng cáo trả phí) khi cho biết mỗi đồng tiền doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu lợi nhuận. ROI cao cho thấy chiến dịch đang mang lại lợi nhuận và chỉ số thấp hoặc âm có nghĩa chiến dịch không hiệu quả – bạn đã bị lỗ.
Đặc biệt, doanh nghiệp có thể so sánh ROI giữa các kênh quảng cáo khác nhau (Google Ads, Facebook Ads, Youtube Ads…) để xác định kênh nào mang lại hiệu quả cao nhất để điều chỉnh phù hợp và tập trung vào kênh có hiệu quả cao.
Công thức tính chỉ số ROI hiệu quả trong Marketing
Để thu được chỉ số ROI chính xác, doanh nghiệp cần xác định rõ hai yếu tố là lợi nhuận thu được và chi phí đầu tư. Đây là hai yếu tố giúp bạn dễ dàng tính toán lợi nhuận của chiến dịch sau một khoảng thời gian nhất định.
Công thức tính ROI trong Marketing
Trong lĩnh vực Marketing, công thức ROI cốt lõi sẽ được tính như sau:
ROI marketing = (Lợi nhuận – Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư * 100
Trong đó:
- Lợi nhuận là số tiền doanh nghiệp thu được từ chiến dịch marketing (có thể là doanh thu hoặc lợi nhuận ròng sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến chiến dịch).
- Chi phí đầu tư là tổng chi phí doanh nghiệp đã đầu tư cho marketing (bao gồm quảng cáo, kênh tiếp thị, nhân sự, công cụ hỗ trợ, sáng tạo nội dung…).
Có thể thấy, nếu bạn kiếm được 100.000 USD từ 1.000 USD thì tỷ lệ hoàn vốn là 0,99 hay 99%.
Ngoài ra, doanh nghiệp muốn đánh giá được lợi tức đầu tư dài hạn để biết giá trị trọn đời khách hàng, có thể áp dụng công thức sau:
CLV = (tỷ lệ giữ chân) / (1+ tỷ lệ chiết khấu/ tỷ lệ duy trì)
Công thức tính ROI trong quảng cáo Google, Facebook
Với các chiến dịch quảng cáo Google Ads và Facebook Ads, công thức sẽ được áp dụng như sau:
ROI Ads = (Lợi nhuận thu từ quảng cáo – Chi phí quảng cáo) / Chi phí quảng cáo * 100
Trong đó:
- Lợi nhuận thu từ quảng cáo: Là tổng doanh thu doanh nghiệp có được nhờ quảng cáo trên Google Ads/ Facebook Ads. Nếu tính lợi nhuận ròng, cần trừ đi các chi phí sản phẩm/ dịch vụ.
- Chi phí quảng cáo: Đây là tổng chi phí đã bỏ ra cho chiến dịch quảng cáo (gồm chi phí click, chi phí hiển thị, chi phí mỗi hành động…).
Ví dụ: Công ty A triển khai 2 chiến dịch Google Ads và Facebook Ads với mức chi phí cùng là 10 triệu đồng. Trong đó Google thu về 80 triệu đồng, còn Facebook chỉ thu về 9 triệu đồng. Lúc này, công thức được tính:
- ROI Google Ads = (80.000.000 – 10.000.000) / 10.000.000 x 100 = 700%
- ROI Facebook Ads = (9.000.000 – 10.000.000) / 10.000.000 x 100 = -10%
Từ chỉ số trên, có thể thấy ROI của Facebook Ads bị âm, doanh thu không đủ để chi phí đã chi, công ty A quyết định ngừng Facebook Ads và dành đầu tư vào quảng cáo Google Ads.
Công thức tính ROI trong SEO
Công thức tính chỉ số đo lường tỷ lệ lợi nhuận của SEO website thường phức tạp hơn các công thức khác bởi khó xác định chính xác chi phí và lợi nhuận không trực tiếp. Về cơ bản, bạn có thể áp dụng công thức sau:
ROI SEO website = (LTV – CAC)/ CAC x 100%
Trong đó:
- LTV: Chỉ số giá trị trọn đời của một khách hàng mới
- CAC: Chỉ số chi phí để tạo một khách hàng mới
LTV (Lifetime value) chính là tổng lợi nhuận lâu dài tìm kiếm được ước tính từ mỗi khách hàng ở thời điểm hiện tại và tương lai. Minh hoạ cho công thức tính LTV như sau:
Tổng thời gian mua hàng (năm) | 5 |
Giá trị trung bình khi mua hàng (VND) | 500.000 |
Số lần mua hàng mỗi năm | 4 |
% lợi nhuận mỗi đơn hàng | 50% |
Công thức tính LTV = 5 x 500.000 x 4 x 50%= 5.000.000 đồng.
Công thức tính CAC = Tổng chi phí SEO/ Số khách hàng mới.
CAC là chỉ số giúp doanh nghiệp tính được khoản chi phí họ bỏ ra để có một khách hàng mới, phục vụ cho lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất hay đầu tư gì để mang lại lợi nhuận tốt nhất.
Trong Marketing, chỉ số ROI bao nhiêu là tốt?
ROI cho biết mức độ hiệu quả chi phí ban đầu của chiến dịch so lợi nhuận thu được. Chỉ số tốt trong Marketing thường không cụ thể, có thể khác nhau tùy từng loại hình doanh nghiệp, ngành hàng hay mục tiêu cụ thể, nhưng cơ bản lợi tức đầu tư tăng trưởng càng nhanh chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của doanh nghiệp sẽ càng được rút ngắn.
Nếu chỉ số ROI là 2:1 thì doanh nghiệp chỉ mới hoà vốn chứ chưa đạt lợi nhuận, lý do vì chi phí sản xuất đã chiếm khoảng 50% giá vốn sản phẩm. Bạn có thể hiểu rõ qua ví dụ dưới đây:
- Nếu giá vốn sản phẩm < 50% giá bán thì ROI sẽ cao và doanh nghiệp không cần phải đẩy mạnh Marketing.
- Nếu giá vốn > 50% giá bán sản phẩm thì ROI sẽ thấp và doanh nghiệp cần triển khai nhiều hoạt động Marketing để thu hút và kích thích khách hàng mua hàng.
- Theo các chuyên gia hàng đầu, chỉ số ROI 5:1 được xem là lý tưởng và chỉ số cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn hàng, chi phí sản xuất, chi phí Marketing,… Với chiến dịch dài hạn như xây dựng thương hiệu, chỉ số này có thể thấp trong ngắn hạn nhưng mang lại giá trị cao về lâu dài.
Doanh nghiệp nên làm gì để có ROI “đẹp”?
Vậy làm thế nào để cải thiện ROI cho hoạt động Marketing là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Nếu bạn chưa biết cách đạt chỉ số này “đỉnh” thì hãy cùng ZIP Agency tìm hiểu các bí quyết dưới đây:
Phân bổ ngân sách phù hợp
Để chỉ số tăng trưởng lợi nhuận “đẹp”, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm đó là phân bổ ngân sách phù hợp cho các dự án và chiến dịch Marketing. Để đạt điều đó, doanh nghiệp phải cân đối ngân sách đầu tư chính xác, thông minh và có chiến lược vào hạng mục nào để mang lại lợi nhuận cao nhất.
Thử nghiệm với nhiều kênh tiếp thị
Để tìm được kênh tiếp thị hoạt động Marketing tốt nhất, doanh nghiệp cần thử nghiệm qua các kênh tiếp thị khác nhau để đánh giá và đảm bảo chỉ số tăng cao nhất. Một số kênh tiếp thị mà doanh nghiệp có thể thử nghiệm như: email marketing, tiếp thị phản hồi trực tiếp, social marketing, tiếp thị video, quảng cáo trả phí…. Hiệu suất phản hồi của khách hàng từ các kênh tiếp thị sẽ giúp bạn chọn đúng kênh tối ưu nhất, từ đó mang đến cho khách trải nghiệm tốt và tăng giá trị vòng đời khách hàng.
Tạo kế hoạch theo dõi ROI
Đây là bí quyết giúp tăng chỉ số quan trọng để đạt được mục tiêu tốt nhất mà bạn cần lưu ý. Việc tạo kế hoạch theo dõi chi tiết sẽ giúp bạn nắm bắt chi tiết các số liệu, đánh giá chiến dịch có thành công hay không, từ đó đo lường, cân đối và điều chỉnh ngân sách hợp lý về các chiến dịch đang chạy.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp đang chạy chiến dịch tiếp thị sản phẩm qua email marketing, các chỉ số cần tập trung vào gồm: tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp chuột và tỷ lệ thoát. Nếu email có tỷ lệ mở cao nhưng tỷ lệ nhấp thấp, bạn có thể cần thực hiện thay đổi nội dung email. Mặt khác, nếu tỷ lệ mở và nhấp cao, nhưng tỷ lệ thoát ở trang đích cũng cao thì bạn nên thực hiện thay đổi trang đích. Trong quá trình này, các số liệu theo dõi giúp bạn điều chỉnh chiến dịch hiệu quả.
Tập trung vào các chỉ số quan trọng
Dựa trên mục tiêu kinh doanh và mục tiêu đã có trước đó, doanh nghiệp có thể chọn ra các chỉ số quan trọng nhất để thực hiện đo lường độ thành công chiến dịch. Cần lưu ý các ROI này cần phản ánh được sự tăng trưởng của mục tiêu.
Sử dụng các công cụ phân tích
Để có thể cải thiện chỉ số đo lường tỷ lệ lợi nhuận, việc doanh nghiệp tận dụng các công cụ phân tích hỗ trợ trong hoạt động marketing là điều cần thiết để tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí, công sức và nguồn lực.
Các công cụ như Google Analytics, Facebook Insights hay công cụ phân tích email marketing có thể cung cấp thông tin quan trọng về lượt xem, tương tác, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số tương tự. Dựa trên dữ liệu này, bạn có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp và tối ưu hóa chi tiết để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Nếu doanh nghiệp đang muốn chỉ số ROI lợi nhuận cao và tối ưu hóa hiệu quả marketing, bạn có thể tham khảo ZIP Agency – công ty Marketing tại Đà Nẵng để đồng hành là một bước đi chiến lược quan trọng.
ZIP tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing trọn gói với nhiều năm kinh nghiệm, tinh thông các dịch vụ như: Digital marketing, SEO, social media, content marketing… Nhờ vào sự chuyên nghiệp và kỹ năng phân tích dữ liệu, ZIP có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến dịch marketing, đưa ra chiến lược và giải pháp phù hợp nhất để cải thiện chỉ số, tăng trưởng doanh số hiệu quả.
Ví dụ về ROI trong kinh doanh thực tế
Dưới đây là một số ví dụ thực tế về cách doanh nghiệp đo lường và cải thiện chỉ số ROI trong các hoạt động tiếp thị marketing:
Ví dụ 1: Công ty A bán quần áo trực tuyến
Nhân dịp lễ hội mua sắm cuối năm, doanh nghiệp A triển khai chiến dịch quảng cáo bằng hình thức Facebook Ads với mục tiêu tăng doanh thu bán hàng.
Công ty đã đầu tư chi phí 100 triệu đồng cho quảng cáo Facebook Ads bao gồm chi phí bài viết, phí chạy quảng cáo, phí thuê agency. Sau khi chạy xong, công ty thu được 300 triệu lợi nhuận từ sản phẩm bán ra trong suốt chiến dịch.
Chỉ số ROI = (300.000.000 – 100.000.000) / 100.000.000 * 100 = 200%
Từ kết quả trên, có nghĩa là công ty đã thu về lợi nhuận gấp đôi so với chi phí đã đầu tư cho chiến dịch quảng cáo, qua đó cũng có thể thấy chiến dịch marketing rất hiệu quả, cần phát huy ở các chiến dịch trong tương lai.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B cung cấp phần mềm quản lý dự án
Để thu hút khách hàng mới đăng ký trải nghiệm phần mềm, doanh nghiệp đã thực hiện triển khai chiến dịch email marketing kết hợp với hội thảo trực tuyến (webinar). Chi phí doanh nghiệp bỏ ra là 50 triệu đồng cho phát triển nội dung email, phí tổ chức webinar và chi phí chạy quảng cáo. Sau đó, doanh nghiệp đã thu được 200 triệu đồng từ khách hàng trả phí đăng ký dịch vụ phần mềm sau khi tham gia hội thảo.
Chỉ số ROI = (200.000.000 – 50.000.000) / 50.000.000 * 100 = 300%
Kết quả ROI doanh nghiệp đạt 300%, có nghĩa hoạt động marketing đem lại lợi nhuận vượt trội so với chi phí đầu tư, chứng minh chiến dịch rất thành công khi lợi nhuận cao so với chi phí bỏ ra.
Qua các ví dụ trên, có thể thấy chỉ số tăng trưởng lợi nhuận không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động marketing mà còn giúp họ điều chỉnh các chiến lược kịp thời và tối ưu. Mỗi doanh nghiệp có thể ứng dụng công cụ khác nhau như quảng cáo, email marketing, SEO… để tối đa hóa chỉ số, tùy vào mục tiêu và ngành nghề
Tổng kết
Tóm lại, bài viết trên đã chia sẻ đầy đủ thông tin ROI là gì, cách tính chỉ số ROI chuẩn cũng như bí quyết để doanh nghiệp cải thiện chỉ số hiệu quả nhất. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp doanh nghiệp hệ thống hóa làm việc và tiết kiệm tối đa ngân sách, tăng doanh thu bán hàng và hạn chế thấp nhất rủi ro. Và đừng quên chọn ZIP Agency làm đối tác đồng hành tăng trưởng, đem lại chỉ số ROI “đẹp” nhất!
Xem thêm:
- Campaign là gì? Các cases study chiến dịch đỉnh nhất
- Slogan là gì? Tại sao thương hiệu cần có slogan?
- Tagline là gì? Cách phân biệt Slogan và Tagline