Remarketing là gì? 3 chiến lược tối ưu để kéo lại khách hàng

Remarketing là gì

Khi áp dụng chiến lược remarketing đúng đắn, doanh nghiệp có thể dễ dàng X2 doanh thu mà không phải mất công tìm kiếm thêm khách hàng mới. Vậy chiến lược remarketing là gì? làm sao để hiệu quả? Khám phá bài viết sau để nắm bắt thông tin từ ZIP!

Remarketing là gì?

Remarketing (hay Tiếp thị lại) là phương pháp tiếp thị kỹ thuật số sử dụng các nền tảng truyền thông như social, email, website,… để cung cấp nội dung nhắc nhớ, gợi ý khách hàng về thao tác hủy bỏ bất ngờ hay quên chưa thanh toán đơn hàng mà họ đã mua trước đó.

Tiếp thị lại được dùng trong các trường hợp như upsell (tăng bán hàng) hay cross-sell (bán chéo sản phẩm) nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, tiếp thị lại còn được dùng trong tiếp thị hay chăm sóc khách hàng ở nhiều giai đoạn – khi khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc cá nhân hóa để phù hợp với hành vi của từng khách hàng.

Nhìn chung, đối tượng của Remarketing sẽ có những đặc điểm sau:

  • Những người thường ghé thăm một trang web/ mạng xã hội nào đó nhiều lần.
  • Người dùng truy cập vào trang web/fanpage không thông qua quảng cáo.
  • Khách hàng hay đối tượng đã truy cập trang web của doanh nghiệp nhưng chưa thực hiện bất cứ hành động nào như đặt hàng, thanh toán, đăng ký,…
  • Những khách hàng đã thực hiện các hành động chuyển đổi trên trang web như thanh toán đơn hàng thành công, hoàn thành việc đăng ký,…

Ví dụ: Khi một khách hàng tiềm năng truy cập vào website hoặc fanpage doanh nghiệp bất kỳ mà không mua sản phẩm nào, tiếp thị lại sẽ nhắc nhở khách hàng đó thực hiện hành động mua hàng thông qua quảng cáo hoặc qua email (nếu họ để lại email trên trang).

Remarketing là phương pháp tiếp thị kỹ thuật số sử dụng các nền tảng truyền thông
Remarketing là phương pháp tiếp thị kỹ thuật số sử dụng các nền tảng truyền thông

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Remarketing?

Sau đây là những lý do quan trọng mà doanh nghiệp nên áp dụng tiếp thị lại:

  • Tăng cơ hội chuyển đổi: Khách hàng đã truy cập các kênh Digital của doanh nghiệp đã có nhận thức về thương hiệu, Remarketing sẽ nhắc nhớ thương hiệu, kích thích tâm lý mua sắm và thúc đẩy hành động mua hàng. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi một cách đáng kể.
  • Tăng tương tác với khách hàng mục tiêu: Tiếp thị lại cho phép doanh nghiệp tiếp cận sâu rộng hơn với nhóm khách hàng tiềm năng, dễ dàng trao đổi và cung cấp thông tin cá nhân hoá.
  • Tối ưu chi phí quảng cáo: Phương pháp này giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào đối tượng đã quan tâm, từ đó tối ưu hóa ngân sách quảng cáo.
  • Bảo vệ và lấy lại khách hàng từ đối thủ: Tiếp thị lại không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng mà còn tạo cơ hội giành lại những khách hàng đã bị đối thủ cạnh tranh thu hút. Sự hiện diện liên tục và đúng thời điểm sẽ giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng mạnh mẽ, giữ vững lòng trung thành của khách hàng.
Remarketing cho phép doanh nghiệp tiếp cận sâu rộng hơn với nhóm khách hàng tiềm năng
Remarketing cho phép doanh nghiệp tiếp cận sâu rộng hơn với nhóm khách hàng tiềm năng

Remarketing hoạt động như thế nào?

Remarketing vận hành dựa trên việc lưu trữ cookie – một dạng thông tin nhỏ được lưu trên trình duyệt khi người dùng truy cập một trang web. Đây là cách mà các doanh nghiệp theo dõi hành vi người dùng và tạo ra những chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn.

Cụ thể, khi người dùng ghé thăm một website, đoạn mã Remarketing được nhúng trên trang web sẽ ghi nhận thông tin truy cập và lưu trữ trong cookie. Khi người dùng chuyển sang các trang web khác, những nội dung hoặc sản phẩm từ website trước đó sẽ được hiển thị liên tục dưới dạng quảng cáo, kích thích sự quan tâm và thúc đẩy hành vi mua hàng.

Trên nền tảng Google, thuật toán tiếp thị lại sẽ sử dụng đoạn mã này để hiển thị quảng cáo liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng từng tìm kiếm.

Tương tự, trên Facebook, các doanh nghiệp có thể sử dụng Facebook Pixel để theo dõi hoạt động của khách hàng khi họ di chuyển giữa fanpage và website, từ đó đề xuất quảng cáo phù hợp.

Nhờ cơ chế này, các nền tảng như Google và Facebook sẽ tự động gợi ý các sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng quan tâm, giúp doanh nghiệp duy trì sự hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng và tối ưu hóa cơ hội chuyển đổi một cách tự nhiên nhất.

Remarketing vận hành dựa trên việc lưu trữ cookie
Remarketing vận hành dựa trên việc lưu trữ cookie

3 chiến lược Remarketing giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi

Dưới đây là gợi ý 3 chiến dịch Remarketing hiệu quả nhất giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

Remarketing Google Ads

Remarketing Ads trên Google là một phương pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận lại những khách hàng tiềm năng đã truy cập website trước đó. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để thiết lập trên Google Ads:

Bước 1: Tạo tài khoản và truy cập vào Google Ads

  • Đăng nhập vào tài khoản Google Ads.
  • Vào mục “Công cụ và cài đặt” và chọn “Công cụ quản lý đối tượng”. Đây là nơi quản lý danh sách đối tượng cho chiến dịch Remarketing.
Tạo tài khoản và truy cập vào Google Ads
Tạo tài khoản và truy cập vào Google Ads

Bước 2: Thiết lập nguồn đối tượng

  • Nếu đây là lần đầu thiết lập, chọn “Thiết lập nguồn đối tượng”.
  • Nếu đã thiết lập trước đó, chọn “Chỉnh sửa nguồn dữ liệu thẻ Google Ads” để cập nhật dữ liệu.
  • Hoàn tất thiết lập và nhấn “Tiếp tục”.
Thiết lập nguồn đối tượng
Thiết lập nguồn đối tượng

Bước 3: Cài đặt thẻ Remarketing

  • Tại phần “Thiết lập thẻ”, chọn “Tự cài đặt thẻ”.
  • Copy đoạn mã thẻ Google Ads và dán vào website của bạn thông qua các plugin hỗ trợ như Insert Header and Footer.
Hướng dẫn cài đặt thẻ Remarketing
Hướng dẫn cài đặt thẻ Remarketing

Bước 4: Thu thập dữ liệu và kích hoạt Remarketing

Sau khi thẻ được cài đặt, Google sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu của người dùng truy cập website. Khi dữ liệu đạt đủ số lượng cần thiết, hệ thống sẽ tự động chạy các chiến dịch Remarketing.

Google Ads sẽ điều chỉnh danh sách tiếp thị lại dựa trên các yếu tố như URL của website, thời gian truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi thành công,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tự điều chỉnh linh hoạt mọi thông số như thời gian chạy quảng cáo, Remarketing list với từng sản phẩm/dịch vụ cụ thể.

Remarketing Facebook

Quảng cáo Remarketing trên Facebook là một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tái kết nối với khách hàng đã từng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 8 bước để triển khai chiến dịch Remarketing Facebook hiệu quả:

Bước 1: Lập tài khoản quảng cáo Facebook

  • Trước tiên, bạn cần tạo tài khoản quảng cáo trên Facebook để bắt đầu chiến dịch.
  • Đăng nhập vào Facebook và truy cập Trình quản lý quảng cáo để tạo tài khoản.

Bước 2: Tạo Pixel Facebook, sau đó gắn vào trang web

Pixel Facebook là công cụ đo lường hành vi người dùng, giúp tối ưu và theo dõi chiến dịch tiếp thị lại.

  • Truy cập link tạo Pixel, chọn Meta Pixel và làm theo hướng dẫn.
  • Gắn Pixel vào website qua các nền tảng tích hợp (BigCommerce, Google Tag Manager, Magento) hoặc dán mã Pixel vào thẻ <head> trên website.

Lưu ý: Website cần ít nhất 20 người dùng phù hợp để Pixel hoạt động hiệu quả.

Tạo Pixel Facebook, sau đó gắn vào trang web
Tạo Pixel Facebook, sau đó gắn vào trang web

Bước 3: Tạo nhóm đối tượng tùy chỉnh

Pixel thu thập dữ liệu từ website để bạn tạo danh sách khách hàng mục tiêu. Truy cập Trình quản lý quảng cáo, chọn Đối tượng và nhấp Tạo đối tượng tùy chỉnh. Sau đó, chọn các nhóm như:

  • Website Traffic: Tạo danh sách dựa trên hành vi truy cập website.
  • Customer File: Sử dụng tệp khách hàng (email, số điện thoại) để tiếp thị lại.
  • App Activity: Theo dõi hoạt động trong ứng dụng (giỏ hàng, mua hàng).
  • Offline Activity: Tận dụng dữ liệu từ các hoạt động offline (mua hàng, workshop).
Tạo nhóm đối tượng tùy chỉnh
Tạo nhóm đối tượng tùy chỉnh

Bước 4: Xác định mục tiêu của chiến dịch

Chọn mục tiêu cụ thể:

  • Traffic: Thu hút khách hàng quay lại website.
  • Conversions: Khuyến khích khách hàng hoàn tất mua hàng.

Facebook sẽ gợi ý cách phân phối quảng cáo tối ưu dựa trên mục tiêu của bạn.

Bước 5: Chọn đối tượng tùy chỉnh

Lựa chọn nhóm đối tượng đã tạo hoặc tạo mới. Bạn có thể:

  • Loại trừ những đối tượng không phải mục tiêu.
  • Nhắm mục tiêu nâng cao nếu tệp khách hàng đủ lớn.
Lựa chọn đối tượng tùy chỉnh
Lựa chọn đối tượng tùy chỉnh

Bước 6: Chọn vị trí quảng cáo

Chọn nơi quảng cáo hiển thị:

  • Facebook (bảng tin, story, messenger).
  • Instagram (story, bảng tin).
  • Tùy chọn nền tảng (máy tính, điện thoại).

Bước 7: Cài đặt ngân sách chiến dịch

Thiết lập ngân sách hằng ngày hoặc trọn đời để kiểm soát chi phí. Bắt đầu với ngân sách nhỏ và tăng dần khi chiến dịch hiệu quả.

Bước 8: Tạo các định dạng quảng cáo mong muốn

Chọn định dạng (hình ảnh, video, bộ sưu tập) phù hợp với chiến dịch. Gắn URL website và thêm mã UTM để theo dõi nguồn truy cập.

Cuối cùng, hoàn thành bằng cách bấm xác nhận. Sau khi được phê duyệt, Facebook sẽ bắt đầu phân phối quảng cáo đến đối tượng bạn đã chọn.

Remarketing trên Tiktok

Remarketing Ads trên TikTok là một phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận lại những khách hàng tiềm năng đã từng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Để triển khai chiến dịch này, hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Tạo TikTok Ads Manager và cài TikTok Pixel

  • Đăng nhập TikTok Ads Manager.
  • Truy cập mục “Assets” và chọn “Event” để tạo TikTok Pixel.
  • Gắn mã TikTok Pixel vào website để theo dõi hành vi người dùng như lượt truy cập trang, thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa hoàn tất mua hàng.
Tạo TikTok Ads Manager và cài TikTok Pixel
Tạo TikTok Ads Manager và cài TikTok Pixel

Bước 2: Set đối tượng tùy chỉnh

  • Vào phần “Assets” trong TikTok Ads Manager, chọn “Audiences”.
  • Nhấp vào “Create Audience”, sau đó chọn “Website Traffic”.
  • Xây dựng đối tượng tùy chỉnh dựa trên hành vi người dùng, ví dụ:
    • Nhóm khách hàng tiềm năng đã xem sản phẩm nhưng chưa mua.
    • Khách hàng tiềm năng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa thực hiện thanh toán.
  • Lưu đối tượng và đặt tên dễ nhớ để sử dụng cho chiến dịch.
Cài đặt đối tượng tùy chỉnh
Cài đặt đối tượng tùy chỉnh

Bước 3: Tạo chiến dịch Remarketing

  • Truy cập mục “Campaigns” và nhấp “Create”.
  • Lựa chọn mục tiêu chiến dịch, phổ biến nhất là:
    • Conversions: Khuyến khích khách hàng hoàn tất giao dịch.
    • Traffic: Tăng lưu lượng truy cập vào website.
  • Trong phần “Ad Group”, chọn đối tượng tùy chỉnh đã tạo ở bước trước.
  • Cài đặt thông tin chi tiết:
    • Ngân sách: Cài đặt ngân sách hàng ngày hoặc trọn đời.
    • Vị trí quảng cáo: Chọn vị trí hiển thị (Bảng tin TikTok, Video khám phá).
    • Định dạng quảng cáo: Sử dụng các video ngắn, quảng cáo carousel để thu hút sự chú ý.
Tạo chiến dịch Remarketing trên TikTok
Tạo chiến dịch Remarketing trên TikTok

Bước 4: Theo dõi và tối ưu hóa

  • Dùng TikTok Ads Manager để giám sát hiệu suất chiến dịch:
    • Xem số lần hiển thị, lượt nhấp và tỷ lệ chuyển đổi.
    • Phân tích hành vi khách hàng sau khi họ tương tác với quảng cáo.
  • Tối ưu hóa các yếu tố:
    • Nội dung video: Sáng tạo nội dung mới mẻ, hấp dẫn hơn.
    • Ngân sách: Điều chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất.
    • Nhắm mục tiêu: Tinh chỉnh đối tượng dựa trên dữ liệu thu thập được.

Remarketing và Retargeting khác nhau như thế nào?

Remarketing và Retargeting đều là những chiến lược tiếp thị quan trọng, giúp doanh nghiệp tiếp cận lại khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, cả hai khái niệm này có những điểm khác biệt cơ bản về nền tảng, mục tiêu và cách thức thực hiện.

Tiêu chí Remarketing Retargeting
Đối tượng mục tiêu Khách hàng đã tương tác với thương hiệu thông qua email hoặc quảng cáo
  • Người dùng đã truy cập website
  • Người dùng đã tương tác với sản phẩm/dịch vụ nhưng chưa hoàn tất mua hàng
Mục tiêu chính
  • Chăm sóc khách hàng, khuyến khích mua hàng lặp lại hoặc bán chéo sản phẩm
  • Đưa người dùng chưa mua hàng tiến gần hơn đến quyết định mua hàng
Kênh sử dụng
  • Email, SMS hoặc quảng cáo trả phí dựa trên danh sách khách hàng hiện tại.
  • Quảng cáo trả phí trên các nền tảng như Google Display Network, Meta (Facebook)
Hình thức triển khai
  • Gửi email nhắc nhở gia hạn dịch vụ hoặc mua thêm sản phẩm
  • Quảng cáo nhắm mục tiêu khách hàng cũ
  • Quảng cáo hiển thị lại dựa trên hành vi trên website
  • Nhắm mục tiêu qua tương tác trên mạng xã hội
Thời điểm phù hợp sử dụng
  • Khi doanh nghiệp muốn tăng giá trị vòng đời khách hàng
  • Ngân sách tiếp thị hạn chế, tận dụng kênh miễn phí
  • Khi cần tăng khách hàng mới từ chiến dịch nhận diện thương hiệu
  • Khi sản phẩm là dạng mua một lần
Marketer cần phân biệt được Remarketing và Retargeting
Marketer cần phân biệt được Remarketing và Retargeting

Một số câu hỏi thường gặp về Remarketing

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Remarketing là gì? được ZIP Agency tổng hợp:

Khi nào nên sử dụng Remarketing?

Remarketing là chiến lược tiếp thị mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận lại khách hàng tiềm năng đã tương tác với thương hiệu. Vậy khi nào bạn nên triển khai để đạt hiệu quả tối ưu?

  • Khi khách hàng đã truy cập website nhưng chưa hoàn tất chuyển đổi.
  • Khi muốn tiếp cận lại khách hàng thông qua Google Ads.
  • Khi muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng cũ
  • Khi cần tối ưu hóa ngân sách quảng cáo

Danh sách tiếp thị lại của Google (RLSA) là gì?

Danh sách tiếp thị lại dành cho quảng cáo thường đi kèm kết quả tìm kiếm (RLSA – Remarketing Lists for Search Ads) – đây là một tính năng nổi bật của Google Ads. Tính năng này cho phép nhà quảng cáo tùy chỉnh và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm dựa trên hành vi của người dùng trước đó trên website hoặc ứng dụng của họ.

Nên làm gì khi không có đủ kinh nghiệm Remarketing?

Remarketing là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận lại khách hàng tiềm năng và tối ưu hóa doanh số. Tuy nhiên, việc triển khai tiếp thị lại hiệu quả đòi hỏi sự am hiểu sâu về công nghệ, hành vi người dùng và các nền tảng quảng cáo. Nếu bạn không đủ kinh nghiệm hoặc không có đội ngũ chuyên môn, hãy liên hệ với ZIP Agency. Với đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, ZIP Agency cung cấp các dịch vụ marketing toàn diện bao gồm:

  • Tư vấn chiến lược Remarketing: Đảm bảo phù hợp với từng ngành nghề và mục tiêu kinh doanh.
  • Triển khai chiến dịch quảng cáo: Tối ưu hóa từ việc tạo danh sách đối tượng đến việc phân phối quảng cáo trên các nền tảng như Google, Facebook, TikTok,…
  • Đo lường và cải thiện hiệu quả: Sử dụng công cụ phân tích tiên tiến để tối ưu hóa từng giai đoạn của chiến dịch.

ZIP Agency đảm bảo mọi chiến dịch đều được xây dựng và triển khai phù hợp với nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp. Đồng thời, cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp từ khi bắt đầu đến khi đạt được kết quả cam kết.

Tổng kết

Thông qua bài viết trên đây, hi vọng bạn có thể áp dụng các chiến lược tiếp thị lại giúp X2 doanh số cho doanh nghiệp. Nếu không đủ kinh nghiệm và nguồn lực, đừng ngần ngại liên hệ với ZIP Agency. Với 10 năm kinh nghiệm triển khai các chiến dịch marketing tổng thể nói chung và Remarketing là gì? nói riêng, ZIP Agency tự tin mang lại những giải pháp tối ưu, tạo lộ trình phát triển bền vững cho doanh nghiệp của bạn.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *