Có phải bạn đang tìm kiếm một hướng dẫn chi tiết về quy trình thiết kế website chuyên nghiệp, hiện đại? Trong bài viết này, ZIP Agency sẽ dẫn bạn đi qua 7 bước để xây dựng nên một website hoàn chỉnh, thẩm mỹ và gây ấn tượng với khách hàng. Từ đó giúp tăng uy tín thương hiệu, đạt hiệu quả marketing tối ưu.
Thiết kế website là gì? Tại sao cần thiết kế website?
Thiết kế website được hiểu là xây dựng một trang web cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức với nhiều mục đích khác nhau như: bán hàng, truyền tải thông điệp, tăng tương tác,… Hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng cho mình một trang web riêng biệt, để:
Gia tăng uy tín, xây dựng thương hiệu
Website được xem là bộ mặt của doanh nghiệp, giúp tăng sự uy tín, tạo cho khách hàng niềm tin vững chắc. Thông qua website, doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin về thương hiệu, sứ mệnh, tầm nhìn, các hoạt động liên quan… để người dùng thêm ấn tượng và ghi nhớ về thương hiệu.
Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Một khi có website, khách hàng có thể truy cập và tìm thấy mọi thứ mà họ cần, như: mô tả sản phẩm/ dịch vụ, bảng giá, thông tin liên hệ, chương trình khuyến mãi, bài hướng dẫn,… chỉ với vài cú click chuột. Bạn có thể tiếp cận khách hàng và nuôi dưỡng thành khách hàng trung thành nếu có một website thẩm mỹ, nội dung tốt.
Tiết kiệm chi phí Marketing
So với các hình thức quảng cáo truyền thống như: báo, tạp chí, quảng cáo truyền hình…, chi phí để duy trì một website thấp hơn nhiều. Thông qua website, doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều chiến lược marketing không tốn quá nhiều chi phí như: SEO content, quảng cáo Google Adwords… Khi website chuẩn SEO, khách hàng sẽ biết đến qua tìm kiếm tự nhiên mà không phải tốn nhiều chi phí.
7 bước thực hiện quy trình thiết kế website nhanh chóng
Để xây dựng một trang web chuyên nghiệp, giao diện đẹp và đầy đủ chức năng, ZIP Agency gợi ý bạn tham khảo quy trình 7 bước sau đây:
Bước 1: Xác định yêu cầu, mục tiêu khi thiết kế web
Tại bước này, người thiết kế phải làm rõ được những thông tin sau đây để xác định nhu cầu khách hàng, từ đó đưa ra hướng đi đúng cho quy trình thiết kế website:
- Xác định được mục tiêu xây dựng website là gì? Ví dụ để cung cấp thông tin, bán hàng trực tuyến, hay chỉ để xây dựng thương hiệu,… Vì mỗi mục tiêu sẽ tương ứng với cách thiết kế và tính năng đi kèm khác nhau.
- Xác định tệp khách hàng mục tiêu mà đối tác muốn hướng đến, nhằm định hình phong cách thiết kế và đưa ra những chức năng phù hợp với website. Ví dụ, website dành cho người trẻ thì cần thiết kế màu sắc tươi sáng, trong khi website dành cho người trung tuổi nên nhã nhặn, dễ đọc.
- Xác định nội dung cốt lõi nào sẽ được nhấn mạnh, ví dụ: sản phẩm/ dịch vụ, bài viết blog hay thông tin công ty để quyết định cách bố trí và hiển thị thông tin trên website.
- Xác định những yêu cầu về tính năng như: có giỏ hàng mua sắm không, có thanh toán trực tuyến không hoặc các công cụ tương tác khác mà đối tác yêu cầu.
- Xác định những yêu cầu về thẩm mỹ như: màu sắc, bố cục, logo, phông nền,…
Sau khi thu thập xong yêu cầu, bạn có thể tư vấn thêm cho đối tác về các tính năng, giao diện phù hợp với nội dung mà website sẽ hướng đến trong tương lai.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch
Lập kế hoạch chi tiết cho thiết kế là một bước quan trọng để thiết lập cấu trúc cũng như nội dung có trên website. Thứ tự như sau:
Tiến hành phác thảo sơ đồ cơ bản của website (nhằm giúp khách hàng thấy được cấu trúc tổng thể của website), gồm:
- Trang chủ: Trang chứa thông tin quan trọng nhất của web
- Các trang chủ đề chính: Giới thiệu, sản phẩm/ dịch vụ, liên hệ, tin tức/Blog,…
- Các trang con chi tiết: Những trang thể hiện thông tin chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ, danh mục phụ,…
Liệt kê từng chủ đề sẽ xuất hiện trên từng trang của website
- Trang chủ: Thông tin về công ty, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi,…
- Trang sản phẩm /dịch vụ: Mô tả chi tiết từng sản phẩm dịch vụ.
- Trang liên hệ: Thông tin liên hệ, bản đồ, form liên hệ nếu có….
- Các trang khác tùy theo nhu cầu
Xác định nội dung chi tiết cho từng trang: Mỗi trang sẽ có những nội dung chi tiết gì, bố cục tiêu đề, phần mở đầu, các nội dung chính sắp xếp ra sao hoặc các nút kêu gọi hành động như “Đăng ký ngay” , “Liên hệ” hay “Mua hàng” sẽ nằm ở đâu.
Bước 3: Chọn tên miền và hosting
Tùy vào nhu cầu và mục đích website, khách hàng sẽ đưa ra lựa chọn tên miền và Hosting phù hợp.
Các tiêu chí khi lựa chọn tên miền:
- Chọn tên miền nên liên quan đến nội dung website.
- Lựa chọn tên miền ngắn gọn và dễ nhớ để người dùng dễ truy cập lại.
- Nên chọn các tên miền phổ biến như: .com, .net,.vn.
- Hạn chế sử dụng những ký tự đặc biệt khi đặt tên miền.
- Lưu ý kiểm tra xem tên miền có bị trùng hay không, để có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu tránh xung đột pháp lý.
Một số tiêu chí khi lựa chọn Hosting:
- Phải chọn Hosting có tốc độ tải trang nhanh và hiệu suất ổn định để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất.
- Lựa chọn Hosting có dung lượng lưu trữ mạnh trên 5GB
- Đảm bảo rằng Hosting phải được bảo mật tốt như sử dụng SSL, DDoS, mật khẩu mạnh.
- Nên chọn Hosting cho phép nâng cấp tài nguyên (RAM, CPU, dung lượng lưu trữ) một cách dễ dàng.
Bước 4: Tiến hành thiết kế website
Tùy theo yêu cầu của khách hàng, bạn có thể cung cấp cho họ giao diện có sẵn hoặc thiết kế mới 100%. Khi thiết kế giao diện cho website, cần chú ý đến những yếu tố sau đây:
Tông màu của giao diện và logo công ty
Tông màu của giao diện và logo cần được nhất quán trên toàn bộ website để tạo ra một diện mạo chuyên nghiệp. Bạn có thể sử dụng màu sắc chủ đạo của logo vào tiêu đề, nút bấm, đường viền,… nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo ấn tượng người dùng.
Thông điệp của website
Giao diện website cần phản ánh đúng thông điệp, bản sắc và giá trị cốt lõi mà đối tác muốn truyền tải đến người dùng.
Ví dụ:
- Website công ty công nghệ thì giao diện phải có phong cách hiện đại, sáng tạo và bùng nổ.
- Với công ty hoạt động trong lĩnh vực y tế hay giáo dục, giao diện phải tạo được cảm giác tin cậy và an toàn cho người dùng.
Giao diện tương thích với khách hàng mục tiêu
Khi thiết kế giao diện cần chọn màu sắc và phong cách thiết kế phù hợp với sở thích và nhu cầu của tệp khách hàng muốn hướng đến. Ví dụ:
- Khách hàng từ 30 tuổi trở xuống sẽ thích các màu sắc tươi sáng, trẻ trung, giao diện hiện đại.
- Khách hàng trên 30 lại ưa chuộng màu sắc thiên về nhẹ nhàng, nhã nhặn, giao diện thiết kế đơn giản và dễ đọc, dễ xem.
- Khách hàng là những công ty/ doanh nghiệp sẽ ưu tiên những giao diện có sự chuyên nghiệp, thông tin đầy đủ, rõ ràng, bố cục gọn gàng, đẹp mắt.
Tông màu phù hợp với lĩnh vực hoạt động của đối tác
Tùy vào mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có những màu sắc đặc trưng khác nhau để lựa chọn cho phù hợp trong quá trình thiết kế web. Ví dụ:
- Lĩnh vực công nghệ: Màu xanh dương, xám, cam,… sẽ tạo cảm giác chuyên nghiệp, uy tín và hiện đại.
- Lĩnh vực Y tế: Màu trắng, xanh lá cây tạo cảm giác an toàn, sạch sẽ.
- Thực phẩm: Màu đỏ, vàng, cam kích thích cảm giác ăn uống ngon miệng và hạnh phúc khi được thưởng thức.
- Giáo dục: Màu xanh lam, vàng và cam tạo cảm giác tin tưởng, sự tích cực.
Tối ưu UI/UX
Khi thiết kế, giao diện của website cần được tối ưu UI (Giao diện người dùng) và UX (Trải nghiệm người dùng) để đảm bảo giữ chân được người đọc trên trang.
Thiết kế giao diện chuẩn SEO
Thiết kế giao diện cần phải được tối ưu hóa SEO để website có thể đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Bước 5: Tiến hành xây dựng tính năng cho website
Xây dựng tính năng cho website là một bước quan trọng trong quy trình thiết kế website. Như đã trình bày ở bước 1, việc xây dựng các tính năng như tạo giỏ hàng, thanh toán trực tuyến… sẽ quyết định việc tạo ra chuyển đổi cho website.
Bước 6: Kiểm tra website và chỉnh sửa nếu có
Khi việc xây dựng website đã hoàn thiện, cần tiến hành chạy thử và cập nhật các nội dung cơ bản cho web. Sau đó, website sẽ được gửi đến khách hàng để kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ giao diện cũng như các tính năng, nếu phát hiện bất kỳ lỗi nào sẽ đưa ra phản hồi và yêu cầu chỉnh sửa.
Lưu ý, website cần được chạy thử trong một khoảng thời gian nhất định để phát hiện và khắc phục lỗi nếu có. Để đảm bảo quá trình trơn tru, không còn bất kỳ sai sót nào, bạn có thể thuê những tester chuyên nghiệp để kiểm tra toàn diện các hoạt động của website trước khi chính thức bàn giao cho khách hàng.
Bước 7: Bàn giao, hướng dẫn và bảo trì
Sau khi xác nhận rằng website hoạt động ổn định, trơn tru và không còn lỗi, hai bên sẽ tiến hành bàn giao sản phẩm, mã nguồn, giấy tờ quản lý host, domain và các tài liệu liên quan đến website.
Mặc dù đã kiểm tra kỹ càng, song cũng không thể tránh khỏi trường hợp website vẫn có khả năng gặp phải các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. Do đó, bạn vẫn phải tiếp tục theo dõi và chỉnh sửa khi nhận được phản hồi từ khách hàng. Đồng thời, cần thường xuyên bảo trì, cập nhật website và backup dữ liệu định kỳ để website được hoạt động ổn định.
Những lưu ý khi tiến hành thiết kế website
Khi thiết kế website, cần lưu ý các yếu tố sau đây để đảm bảo trang web sẽ hoạt động một cách hiệu quả nhất:
- Đáp ứng đúng mục đích của trang web: Bạn phải xác định rõ mục tiêu và mục đích của website để lên giao diện, các tính năng và bổ sung nội dung cho phù hợp.
- Thiết kế rõ ràng: Khi thiết kế phải ưu tiên sự đơn giản và rõ ràng để người dùng dễ dàng điều hướng, tìm kiếm thông tin và quay trở lại. Một website không quá nhiều văn bản, hình ảnh không rối mắt thường sẽ được người dùng chú ý đến nhiều hơn.
- Phối màu phù hợp: Bạn cần phải biết phối màu hợp lý, sử dụng đúng các màu sắc thương hiệu, tông màu nào phù hợp với logo và lĩnh vực hoạt động của công ty. Cần dành thời gian để nghiên cứu và đưa ra các màu sắc phù hợp nhất với giao diện để lại ấn tượng tốt với người dùng.
- Thiết kế tương thích với mọi thiết bị: Tức là giao diện và các chức năng của website có thể tự động điều chỉnh thay đổi để phù hợp với mọi kích thước màn hình người dùng đang sử dụng, như điện thoại di động (tất cả các dòng máy), máy tính bảng, laptop và máy tính để bàn.
- Phải đảm bảo tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Có đến 68% người dùng sử dụng internet bắt đầu từ công cụ tìm kiếm. Điều này đồng nghĩa bạn phải tối ưu hoá SEO cho website để tiếp cận được với nhiều người dùng hơn, nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng khả năng chuyển đổi.
Tổng kết
Bài viết này đã đưa bạn đi qua 7 bước xây dựng website chuyên nghiệp, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm vững quy trình thiết kế website để áp dụng vào những dự án thực tế của mình.
Nếu bạn chưa có website hay website chưa được tối ưu, hãy liên hệ với ZIP Agency để được cải thiện sớm. ZIP Agency có dịch vụ thiết kế website Đà Nẵng và dịch vụ quản trị website chất lượng, uy tín. Với đội ngũ nhân sự tận tâm, nhiều kinh nghiệm, ZIP sẽ giúp website của bạn tăng thẩm mỹ, vững chất lượng, tối ưu hiệu quả chuyển đổi. Trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ tới tổng đài 1900 4612 hoặc truy cập website zipagency.vn để nhận nhiều thông tin hữu ích!