Outbound Marketing tận dụng các kênh truyền thống như truyền hình, báo chí, biển quảng cáo,… để tiếp thị. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của công nghệ và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các kênh hiện đại hơn. Vậy chi tiết Outbound Marketing là gì? Hình thức này có còn phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh hiện nay? Cùng ZIP Agency tìm hiểu nhé!
Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing là chiến lược Marketing mà doanh nghiệp chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các kênh truyền thống như truyền hình, báo chí, biển quảng cáo, gọi điện thoại và quảng cáo hiển thị. Đây là hình thức Marketing “đẩy” thông điệp đến khách hàng, nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu.
Điểm đặc trưng của Outbound Marketing là tập trung vào việc tiếp cận số lượng lớn khách hàng hơn là chất lượng. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu và ngân sách của mình để tối ưu hiệu quả.
Lợi ích của Outbound Marketing
Là kênh tiếp thị đã được sử dụng từ xưa đến nay, Outbound Marketing giúp sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu tăng độ nhận diện nhanh chóng. Thông qua các kênh truyền thông như TVC quảng cáo, quảng cáo ngoài trời và quảng cáo trực tuyến, doanh nghiệp có thể xuất hiện ở nhiều nơi và tiếp cận được đông đảo khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, hình thức tiếp thị này còn đem đến nhiều lợi ích như:
- Dễ dàng kiểm soát mục tiêu và thông điệp: Với Outbound Marketing, doanh nghiệp có thể thiết lập mục tiêu khách hàng nhắm tới dựa trên nhiều yếu tố như nhân khẩu học, sở thích, hành vi, địa lý. Đồng thời, marketer cũng có thể kiểm soát thông điệp truyền tải qua nội dung, hình ảnh, ngữ điệu, kênh truyền thông…
- Dễ dàng đo lường: Ngân sách thường được lên kế hoạch chi tiết và cụ thể ngay từ đầu, giúp tối ưu hóa quy trình theo dõi và đánh giá chiến dịch.
- Độ uy tín cao: Việc xuất hiện thương hiệu trên truyền hình, báo chí… phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí, không dễ dàng như các kênh website, mạng xã hội (Facebook, Youtube, TikTok…). Do đó, Outbound Marketing luôn có độ uy tín cao hơn hẳn Inbound Marketing.
>> Xem thêm: Inbound Marketing là gì? Phân biệt Inbound Marketing & Outbound marketing
Vấn đề của Outbound Marketing trong thời kỳ công nghệ số
Mặc dù có những ưu điểm nhất định, song với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, Outbound Marketing có những điểm “lép vế” nhất định:
- Các phương pháp quảng cáo truyền thống như truyền hình, radio và báo chí có chi phí khá cao so với nhiều hình thức Marketing khác.
- Khó đo lường hiệu quả đầu tư (ROI): Khác với Inbound Marketing, nơi các công cụ phân tích dữ liệu cho phép theo dõi và đánh giá chi tiết hiệu quả của từng chiến dịch, Outbound Marketing lại thiếu công cụ đo lường chính xác, khiến doanh nghiệp khó biết liệu chiến dịch của mình có thực sự đem lại lợi nhuận như mong đợi hay không.
- Ít tương tác: Thực tế, có khoảng 65.9% người dùng lựa chọn bỏ qua hoặc chặn các quảng cáo không liên quan. Các công cụ chặn quảng cáo ngày càng trở nên phổ biến, làm giảm hiệu quả của Outbound Marketing, khiến tỷ lệ tương tác không được như kỳ vọng.
Các loại mô hình Outbound Marketing là gì?
Có 3 loại mô hình Outbound Marketing phổ biến gồm: Quảng cáo truyền thống, quảng cáo kỹ thuật số, cold calling. Sau đây, ZIP Agency mời bạn cùng đi sâu tìm hiểu từng mô hình nhé!
Quảng cáo truyền thống
Quảng cáo truyền thống tiếp cận khán giả thông qua các kênh truyền thông lâu đời như truyền hình, radio, báo chí và biển quảng cáo.
Quảng cáo truyền hình
Quảng cáo trên tivi là một trong những hình thức đắt đỏ nhưng có khả năng tiếp cận hàng triệu người xem cùng lúc. Các doanh nghiệp thường lựa chọn phát quảng cáo trên các kênh truyền hình lớn để tăng cường độ nhận diện thương hiệu, đặc biệt là trong các khung giờ vàng hoặc các chương trình hấp dẫn, có lượng khán giả cao.
Quảng cáo radio
Mặc dù không còn phổ biến như trước, radio vẫn là một kênh hiệu quả để tiếp cận những đối tượng cụ thể, thường theo khu vực địa lý. Quảng cáo trên radio có chi phí thấp hơn so với truyền hình, đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận các nhóm như tài xế, người lớn tuổi, người dân vùng nông thôn…
Quảng cáo báo chí
Báo chí là phương tiện truyền thông truyền thống mang đến uy tín cao cho thương hiệu. Ngoài báo in, báo chí nay còn tích hợp nền tảng số (báo điện tử), giúp doanh nghiệp tiếp cận độc giả nhanh chóng hơn.
Biển quảng cáo
Biển quảng cáo ngoài trời (gồm Pano, Billboard, Trivision Billboard, banner, LED…), thường xuất hiện ở các vị trí đông người qua lại như ngã tư lớn, thang máy, trung tâm thương mại, sân bay. Với kích thước lớn và vị trí đắc địa, biển quảng cáo có thể tạo ra hiệu ứng nhận diện thương hiệu ấn tượng và ghi nhớ lâu dài trong tâm trí khách hàng.
Quảng cáo kỹ thuật số
Ngoài các phương pháp Marketing truyền thống, Outbound Marketing còn tận dụng sự phát triển của công nghệ và Internet để tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một số kênh quảng cáo kỹ thuật số phổ biến gồm:
Quảng cáo trên mạng xã hội
Với khoảng 5,07 tỷ người dùng mạng xã hội, các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok… là công cụ mạnh mẽ để doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu. Thông qua dữ liệu nhân khẩu học, sở thích và hành vi trực tuyến, doanh nghiệp có thể dùng quảng cáo để tiếp cận đến đúng đối tượng. Đặc biệt, quảng cáo dạng video giúp 95% người dùng nhớ thông điệp dễ hơn so với nội dung chỉ có chữ.
SEM – Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm
Search Engine Marketing (SEM) được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xuất hiện ngay lập tức trên trang kết quả tìm kiếm, phổ biến nhất là Google Ads . Khi sử dụng SEM, doanh nghiệp phải trả phí để hiển thị ở vị trí cao trên các trang tìm kiếm, giúp thu hút lưu lượng truy cập nhanh chóng từ những người dùng đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan.
Ads Display – Quảng cáo hiển thị
Display Ads là các banner quảng cáo xuất hiện trên các trang web và ứng dụng, giúp thu hút sự chú ý của người dùng khi họ lướt web hoặc sử dụng app. Các quảng cáo này có thể bao gồm hình ảnh, video và các định dạng đa phương tiện khác.
Telesale
Telesale (hay còn gọi là Cold Calling) là một phương pháp Marketing và bán hàng truyền thống, trong đó người bán trực tiếp gọi điện cho khách hàng tiềm năng mà không có liên hệ từ trước. Cold Calling thường được sử dụng để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ và thuyết phục khách hàng thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng hoặc đặt lịch hẹn tư vấn.
Dù tỷ lệ thành công trung bình của Telesale chỉ ở mức 4,8%, thấp hơn so với nhiều kỹ thuật khác, nhưng nó vẫn là một cách hiệu quả để doanh nghiệp xây dựng và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.
6 bước triển khai chiến dịch Outbound Marketing hiệu quả
Để kế hoạch Outbound Marketing đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp có thể thực hiện các bước được ZIP Agency đúc kết dưới đây:
Nghiên cứu kỹ lưỡng sản phẩm
Trước tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ về sản phẩm của mình, bao gồm các tính năng nổi bật, lợi ích mang lại cho khách hàng và điểm khác biệt so với đối thủ. Việc định giá sản phẩm sao cho hợp lý cũng quan trọng, giúp cân bằng giữa thu hút khách hàng và đảm bảo lợi nhuận. Một phân tích chi tiết về chất lượng, mẫu mã, công dụng và giá thành sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho chiến dịch.
Xác định thị trường, chân dung khách hàng
Xác định nhóm khách hàng tiềm năng với nhu cầu và khả năng mua sắm sẽ giúp bạn tập trung nguồn lực hiệu quả. Dựa trên các yếu tố như độ tuổi, thu nhập, sở thích và hành vi mua hàng, bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch, tăng khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Việc phân tích đối thủ cùng ngành giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bối cảnh thị trường, đồng thời xác định được điểm mạnh và hạn chế của doanh nghiệp. Thông qua mô hình SWOT, bạn có thể nhận diện cơ hội và thách thức, từ đó tạo ra sự khác biệt và nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh.
Hãy xem xét các yếu tố như sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và chiến lược marketing của đối thủ để xây dựng chiến lược riêng phù hợp.
Lên ý tưởng tiếp thị sản phẩm
Giai đoạn này đòi hỏi sự sáng tạo trong việc xây dựng thông điệp quảng cáo. Dựa trên insight khách hàng, bạn có thể tạo ra các thông điệp độc đáo, phù hợp với từng phân khúc khách hàng mục tiêu. Kết hợp các hình thức như hình ảnh, video và câu chuyện để truyền tải nội dung hấp dẫn, thu hút sự chú ý và thúc đẩy hành động mua hàng. Khi lên ý tưởng tiếp thị, cần đảm bảo lập kế hoạch chi tiết về ngân sách, thời gian, kênh truyền thông và nội dung cho từng hoạt động.
Lựa chọn nền tảng quảng cáo sản phẩm phù hợp
Sau khi đã có ý tưởng tiếp thị, bước tiếp theo là lựa chọn các nền tảng truyền tải thông điệp. Trong Outbound Marketing, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều kênh từ truyền thống (TV, radio) đến trực tuyến (mạng xã hội, email marketing). Kết hợp đa kênh (Omnichannel) sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận và tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng, từ đó gia tăng khả năng chuyển đổi.
Triển khai kế hoạch và theo dõi thường xuyên
Để chiến dịch đạt hiệu quả, việc triển khai bài bản và theo dõi sát sao là yếu tố không thể thiếu. Hãy tập trung vào các chỉ số như doanh số, lượt chuyển đổi hay chi phí trên từng đơn hàng để đánh giá thành công.
Sử dụng công cụ quản lý đơn hàng hiện đại sẽ giúp bạn cập nhật dữ liệu thời gian thực, từ đó dễ dàng phát hiện các vấn đề hoặc cơ hội mới. Khi nắm rõ tình hình, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh chiến lược, tối ưu hóa chi phí và đảm bảo hiệu quả chiến dịch luôn ở mức cao nhất.
Phân biệt Inbound Marketing và Outbound Marketing
Cả Outbound Marketing và Inbound Marketing đều mang đến hiệu quả cho chiến dịch Marketing, giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng doanh số, thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy vậy, hai phương thức này có những điểm khác biệt rõ rệt:
Phương thức | Outbound Marketing | Inbound Marketing |
Cách thức tiếp cận | Giới thiệu thông điệp Marketing đến với khách hàng tiềm năng | Thu hút khách hàng tiềm năng |
Kênh truyền thông | Truyền hình, Báo chí, Radio, Email Marketing, Quảng cáo, Telesale… | Social Media, Content, SEO |
Chi phí | Cao | Thấp |
Hiệu quả | Hiệu quả nhanh chóng nhưng không không lâu dài. | Mang đến hiệu quả lâu dài nhưng mất thời gian hơn. |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Outbound hiện nay liệu có còn hiệu quả?
Người tiêu dùng ngày nay ngày càng thiếu kiên nhẫn với các quảng cáo gây gián đoạn. Phần lớn họ lựa chọn bỏ qua những quảng cáo này, dẫn đến sự suy giảm rõ rệt về hiệu quả của Outbound Marketing.
Đồng thời, theo thông tin khảo sát, có tới 70% người tiêu dùng ưu tiên xem xét các đánh giá, so sánh sản phẩm và tìm kiếm nội dung hữu ích để đưa ra quyết định mua thay vì xem quảng cáo truyền thống. Chưa kể, 46% Marketer khẳng định rằng ROI từ các chiến dịch Inbound Marketing cao hơn đáng kể so với Outbound Marketing, nhưng khả năng tiếp cận đúng nhóm khách hàng tiềm năng chất lượng hơn lên đến 59%.
Vậy, làm cách nào để thực hiện chiến dịch Outbound Marketing hiệu quả?
- Kết hợp các kênh truyền thống với quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads,… để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng.
- Sử dụng Big Data để phân tích hành vi và sở thích của khách hàng, từ đó tạo ra thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Đầu tư vào nội dung, video ngắn, infographic hoặc TVC sáng tạo có thể gia tăng đáng kể hiệu quả chiến dịch.
- Sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả như Google Analytics, CRM hoặc các nền tảng quản lý quảng cáo để theo dõi hiệu suất theo thời gian thực và nhanh chóng điều chỉnh chiến lược nếu cần.
Doanh nghiệp có thể sử dụng Marketing Automation để tối ưu hóa quy trình, từ việc gửi email quảng cáo cho đến việc quản lý chiến dịch trên nhiều kênh khác nhau.
Chọn một công ty marketing có kinh nghiệm về Inbound lẫn Outbound Marketing như ZIP Agency để tư vấn giải pháp kết hợp hiệu quả nhất.
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết trên của ZIP Agency, bạn đã hiểu Outbound Marketing là gì cũng như xu hướng dịch chuyển từ Outbound sang Inbound Marketing trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay.
Mặc dù mang lại kết quả nhanh chóng và khả năng kiểm soát thông điệp tốt, hình thức này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, doanh nghiệp cần linh hoạt áp dụng Outbound Marketing trong chiến dịch tiếp thị tùy thuộc vào mục tiêu, ngân sách và nhóm khách hàng mục tiêu để tối ưu hiệu quả chiến dịch. Truy cập zipagency.vn để biết thêm những công cụ marketing hữu ích nhất!
Xem thêm:
- Call To Action là gì? Viết CTA thế nào để hút triệu đơn?
- Case Study là gì? Chọn sao cho thu hút?
- Marketing Automation là gì? Bí quyết tạo chiến dịch đạt hiệu quả