Marketing thời trang “sạch kho hết hàng” nếu biết 3 chiến thuật này

Marketing thời trang

Livestream liên tục nhưng đơn hàng không tăng? Đổ tiền chạy quảng cáo với giá thầu cao chót vót nhưng tệp khách không chất lượng? Hàng tồn đầy kho, dòng tiền tắc nghẽn, hoạt động marketing thời trang mãi không tìm thấy lối ra?

Nếu bạn đang trong tình trạng này thì ZIP Agency có giải pháp dành riêng cho bạn!

Bản chất thực sự của marketing thời trang là gì?

Marketing thời trang (hay Fashion Marketing) không chỉ là chạy quảng cáo, làm fanpage, livestream bán hàng… mà là tập hợp chiến lược & chuỗi hoạt động tiếp thị để thực hiện 3 mục tiêu chính:

  • Xây dựng uy tín – tăng độ phủ thương hiệu
  • Kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu
  • Bán hàng – thúc đẩy doanh số.

Hiện các hoạt động marketing quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện thời trang (như mắt kính, thắt lưng, cài áo,…) giữa phân khúc bình dân giá rẻ & hàng cao cấp đang có sự phân hóa rõ rệt. Đồng thời, insight khách hàng tiềm năng ở mỗi độ tuổi khác nhau cũng sẽ khác nhau. Nắm rõ sự khác biệt này, doanh nghiệp sẽ có “chất liệu” để xây dựng các chiến lược fashion marketing thành công.

Fashion Marketing là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng độ phủ thương hiệu & tăng doanh thu
Fashion Marketing là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng độ phủ thương hiệu & tăng doanh thu

Marketing thời trang cao cấp & bình dân có gì khác nhau?

Nếu như marketing thời trang cao cấp tập trung đẩy mạnh giá trị thương hiệu và sự khác biệt về mặt phong cách thì thời trang bình dân ưu tiên quy mô tiếp cận và giá cả hợp lý. Điều này thể hiện rõ qua các yếu tố sau:

Khác biệt về đặc điểm khách hàng mục tiêu

Marketing thời trang cao cấp Marketing thời trang bình dân
Phân khúc khách hàng Tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập cao. Đối tượng chính là tầng lớp trung lưu và lao động phổ thông.
Mối quan tâm chính Khách hàng cao cấp quan tâm đến chất lượng, thương hiệu và giá trị cảm xúc. Khách hàng bình dân ưu tiên giá cả phải chăng, tính tiện dụng và trend (xu hướng).
Yếu tố dẫn đến quyết định mua hàng Quyết định mua hàng thường dựa trên sự đẳng cấp, tính khác biệt và khả năng khẳng định bản thân. Giá cả không phải là ưu tiên hàng đầu. Quyết định mua hàng thường mang tính thực dụng và bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi hoặc quảng cáo. Giá cả thường được chú ý trước tiên.
Dịch vụ trước, trong và sau bán hàng Cần mang đến cảm giác đặc biệt và sang trọng. Cần tạo cảm giác thân thiện, gần gũi.

Sự khác biệt về chiến lược xây dựng thương hiệu

Chiến lược xây dựng thương hiệu Marketing thời trang cao cấp Marketing thời trang bình dân
Nhận diện thương hiệu Tập trung xây dựng hình ảnh sang trọng, khó tiếp cận, có tính biểu tượng cao. Nhận diện thương hiệu bình dị, phổ biến và dễ tiếp cận.
Chiến lược tiếp thị Sử dụng chiến lược khan hiếm, hoặc cá nhân hóa sản phẩm để mang lại cảm giác đặc biệt. Sử dụng chiến lược tiếp thị & quảng cáo rộng rãi trên nhiều kênh.
Địa điểm bán hàng Thường bán trên website, có shop tại trung tâm thương mại cao cấp. Cửa hàng bán lẻ, chuỗi siêu thị, hoặc các nền tảng thương mại điện tử.

Kênh truyền thông và quảng cáo marketing thời trang

Marketing thời trang cao cấp Marketing thời trang bình dân
Kênh truyền thông Sử dụng các tạp chí thời trang cao cấp, quảng cáo trong các sự kiện danh giá (như show thời trang nổi tiếng, Paris Fashion Week). Ưu tiên mạng xã hội (Facebook, TikTok), livestream, các chương trình TV, hoặc các chiến dịch quảng cáo truyền thống như billboard, radio.
Hình ảnh Tập trung vào storytelling (kể chuyện), sử dụng người mẫu, KOLs nổi tiếng hoặc các nhân vật có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Hình ảnh gần gũi, chân thật.
Giọng điệu Tinh tế, cao cấp và có tính nghệ thuật. Thân thiện, vui tươi, dễ tiếp cận.

Sự khác biệt về thông điệp truyền thông sản phẩm & giá cả

Marketing thời trang cao cấp Marketing thời trang bình dân
Thông điệp chính Sản phẩm được làm từ nguyên liệu cao cấp, quy trình làm thủ công chỉn chu trong từng chi tiết. Chất liệu tốt, giá cả bình dân.
Chính sách giá Giá cả thường không được công khai mà được thể hiện qua giá trị thương hiệu. Giá cả được niêm yết rõ ràng và thường đi kèm các chương trình khuyến mãi.

Như vậy, những phân tích nêu trên là cơ sở để doanh nghiệp nghiên cứu lựa chọn các hoạt động marketing phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu. Đồng thời tiết giảm các hoạt động marketing lãng phí nhưng không thực sự mang lại hiệu quả.

Marketing thời trang bình dân chú trọng tính chân thực và chiến lược giá thông minh
Marketing thời trang bình dân chú trọng tính chân thực và chiến lược giá thông minh

Phân tích insight khách hàng mục tiêu để marketing thành công

Trong cuộc chiến marketing thời trang, việc am hiểu hành vi, tâm lý, động cơ và nhu cầu thực sự ẩn sau quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu góp phần giúp doanh nghiệp:

  • Xây dựng chiến lược marketing ngành thời trang chính xác & sáng tạo thông điệp chạm đúng nhu cầu khách hàng.
  • Điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ phù hợp với mong muốn thực sự của khách hàng.
  • Giúp khách hàng thấy “thương hiệu hiểu họ”, họ sẽ tự động gắn bó hơn. Đây cũng là yếu tố quyết định giúp bạn xây dựng lòng trung thành thương hiệu bền vững.

Ngay sau đây, chúng ta sẽ đi sâu phân tích insight khách hàng ngành thời trang theo từng độ tuổi, giới tính và gợi ý hướng triển khai marketing bền vững:

Insight khách hàng ngành thời trang theo độ tuổi

Thời trang trẻ em từ 0 – 12 tuổi

Khách hàng thực sự mua thời trang trẻ em là phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ. Đa phần, nhóm khách hàng này thường ưu tiên sự an toàn, chất liệu thoải mái và thiết kế đáng yêu.

Từ đây, các thương hiệu làm marketing thời trang trẻ em luôn ưu tiên quảng bá kiểu dáng cute & chất liệu an toàn cho làn da nhạy cảm để ghi điểm trong lòng khách hàng mục tiêu.

Marketing thời trang trẻ em luôn ưu tiên kiểu dáng cute và chất liệu an toàn
Marketing thời trang trẻ em luôn ưu tiên kiểu dáng cute và chất liệu an toàn

Thời trang cho thanh thiếu niên 13 – 17 tuổi

Ở độ tuổi dậy thì, các bạn trẻ thường chú ý đến phong cách khẳng định cá tính & dễ bị ảnh hưởng bởi thời trang của các thần tượng. Và dù rất yêu thích các sản phẩm hàng hiệu nhưng nhóm khách hàng thanh thiếu niên lại bị giới hạn về ngân sách (do đang sống dựa vào cha mẹ).

Nắm bắt đặc điểm tâm lý ấy, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động fashion marketing sử dụng hình ảnh thương hiệu để tăng độ phủ, tạo kết nối với khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu hiệu quả.

Thanh thiếu niên tuổi dậy thì thường chuộng phong cách thời trang cá tính, chất chơi
Thanh thiếu niên tuổi dậy thì thường chuộng phong cách thời trang cá tính, chất chơi

Thời trang cho thanh niên 18 – 24 tuổi

Mặc dù khá quan tâm đến các xu hướng thời trang, thích mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, nhưng nhóm khách hàng từ 18-24 tuổi thường chưa đủ vững vàng về mặt tài chính.

Lúc này, các chiến dịch marketing sử dụng KOL & chương trình khuyến mãi trên các nền tảng mua sắm online là một lựa chọn thông minh.

Thời trang cho người trưởng thành 25 – 34 tuổi

Nam – nữ trưởng thành có thu nhập ổn định và chi tiêu khá thông minh. Nhóm khách này sẵn sàng đầu tư vào sản phẩm bền vững và thời trang cao cấp (trong khả năng cho phép).

Bên cạnh đó, họ cũng ưu tiên thời trang phù hợp với công việc, sự kiện và phong cách sống.

Như vậy, muốn triển khai fashion marketing cho nhóm khách hàng ở độ tuổi trưởng thành, doanh nghiệp cần chú ý trọng đến chất lượng sản phẩm, thiết kế tinh tế, trang nhã và đa năng.

Thời trang cho người trưởng thành chú trọng sự trang nhã, tinh tế
Thời trang cho người trưởng thành chú trọng sự trang nhã, tinh tế

Thời trang trung niên từ 35 – 50 tuổi

Khách hàng trung niên thường mua sắm có kế hoạch và ít bị ảnh hưởng bởi các xu hướng tạm thời. Hơn thế nữa, đa phần, họ chuộng các sản phẩm chất lượng cao mang lại sự tự tin và thể hiện địa vị xã hội.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên tiếp thị thời trang trung niên theo hướng nào? Hãy thử tập trung vào các thông điệp marketing thời trang bền vững, ý nghĩa, giàu giá trị cảm xúc.

Thời trang cho người cao tuổi (50 tuổi trở lên)

Thay vì để ý tới xu hướng thời trang, các ông bà thường quan tâm đến các sản phẩm mang lại sự thoải mái, tiện dụng, dễ mặc, dễ bảo quản. Họ cũng đề cao giá trị sức khỏe và chất liệu vải.

Do đó, marketing giày dép, quần áo,… thể hiện tốt sự thoải mái, tính tối giản và gắn liền với các triết lý cuộc sống là một lựa chọn bền vững.

Insight khách hàng theo giới tính

Nếu như khách hàng nam giới thường chú trọng đến sự bền bỉ, đa năng khi mua sản phẩm thời trang thì số đông nữ giới lại ưu tiên thiết kế và kiểu dáng. Suốt bao nhiêu năm qua, các hoạt động fashion marketing của các thương hiệu lớn nhỏ đều bám sát insight này và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt.

Nắm rõ insight khách hàng nam - nữ là điều kiện tiên quyết để làm marketing thành công
Nắm rõ insight khách hàng nam – nữ là điều kiện tiên quyết để làm marketing thành công

3 chiến thuật marketing thời trang độc đáo để “sạch kho hết hàng”

Để dọn kho, giải phóng hàng hóa – bứt phá doanh thu, bên cạnh việc thể hiện giá trị sản phẩm, doanh nghiệp cần những “chất xúc tác” để kích thích khách hàng hành động:

Tạo cảm giác khan hiếm để kích khách hàng sớm ra quyết định

Nắm bắt tâm lý “sợ bỏ lỡ cơ hội” của khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược fashion marketing dưới đây để tạo chuyển đổi nhanh:

  • Giới hạn số lượng sản phẩm hoặc thiết kế độc quyền trong thời gian ngắn.
  • Flash Sale – chương trình giảm giá diễn ra trong thời gian ngắn, tạo cảm giác khan hiếm khiến khách hàng khát khao sở hữu.
  • Đếm ngược tồn kho: Hiển thị số lượng sản phẩm còn lại trên website hoặc ứng dụng bán hàng.
Flash sale là chiến thuật marketing đẩy hàng nhanh dựa trên tâm lý sợ bị bỏ lỡ cơ hội
Flash sale là chiến thuật marketing đẩy hàng nhanh dựa trên tâm lý sợ bị bỏ lỡ cơ hội

Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm

Tạo cảm giác đặc biệt và gần gũi để xây dựng cảm xúc tích cực với khách hàng là một trong những chiến thuật marketing thời trang giúp khách hàng dễ dàng ra quyết định. Nhưng bằng cách nào?

  • Gợi ý sản phẩm phù hợp dựa trên lịch sử mua hàng hoặc hành vi duyệt web của khách hàng.
  • Ưu đãi VIP: Tặng voucher đặc biệt hoặc giảm giá riêng cho khách hàng thân thiết.
  • Gói quà theo phong cách riêng và có khắc tên khách hàng…

Tạo xu hướng trên mạng xã hội

Doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok… để khởi tạo xu hướng, tăng độ phủ thương hiệu, xây dựng kết nối chặt chẽ với khách hàng và khéo léo tạo chuyển đổi:

  • Khuyến khích khách hàng tham gia các campaign thời trang như minigame – thử thách… để tăng sự kết nối và độ phủ thương hiệu.
  • Thuê KOL/KOC review sản phẩm hoặc xuất hiện trong chiến dịch quảng bá để gây sự chú ý và củng cố niềm tin vào thương hiệu.
  • Livestream bán hàng để tương tác trực tiếp, giới thiệu sản phẩm một cách chân thực và chốt đơn ngay trong buổi live.
Mạng xã hội là kênh phổ biến nhất để triển khai marketing online thành công 
Mạng xã hội là kênh phổ biến nhất để triển khai marketing online thành công

Cần marketing “dọn sạch hàng tồn – lẹ tay chốt đơn”, gọi ngay ZIP Agency

Tiền thân là công ty kinh doanh thương mại điện tử từ năm 2014, tự lên chiến lược và vận hành marketing và đi từ con số 0 đến “vạn đơn hàng”, phòng marketing thuê ngoài ZIP Agency có đủ nguồn lực để đồng hành cùng doanh nghiệp tạo ra doanh thu & tăng trưởng bền vững.

  • ZIP quy tụ đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm thực chiến từ 3 miền Bắc – Trung – Nam. Không lý thuyết hay chỉ có những lời hứa suông, chúng tôi chứng minh năng lực bằng những giải pháp thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
  • Với studio chuyên nghiệp, hệ thống máy móc chuyên dụng cùng mạng lưới KOL, người mẫu… chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng cùng doanh nghiệp thời trang xây dựng tài nguyên marketing chất lượng cao.
  • ZIP là đối tác tin cậy của Facebook, Google, Cốc Cốc, Tik Tok… Nhờ độ am hiểu kiến thức nền tảng, cùng các chính sách hỗ trợ từ đối tác, chúng tôi tự tin giúp doanh nghiệp của bạn vận hành khai thác marketing đa kênh hiệu quả cao với chi phí tối thiểu.

Nếu bạn đang cần hướng đi tối ưu nhất cho marketing thời trang, hãy kết nối ngay với ZIP Agency qua hotline 0901.969.111 để được tư vấn giải pháp trước khi quyết định!

Hỏi – Đáp nhanh về marketing ngành thời trang

Chi phí cho marketing ngành thời trang là bao nhiêu?

Chi phí marketing ngành thời trang thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mô hình kinh doanh, quy mô thương hiệu, kênh quảng cáo và mục tiêu chiến dịch. Trung bình, mức phí giao động từ 10 – 20% tổng doanh thu.

Đâu là “thời điểm vàng” để đẩy mạnh các hoạt động marketing ngành thời trang?

Marketing trong ngành thời trang cần bám sát xu hướng mùa vụ, thói quen mua sắmcác dịp đặc biệt. Dưới đây là 3 thời điểm vàng mà doanh nghiệp cần chú ý:

  • Mùa cao điểm: Tết Nguyên Đán, ngày lễ, hè, mùa du lịch, thu đông…
  • Sự kiện đặc biệt: Black Friday, các ngày đôi (như 10.10, 11.11, 12.12), dịp sale lớn.
  • Trend bất ngờ: Các phong cách/sản phẩm hot được KOLs diện…

Giá dịch vụ chăm sóc fanpage ngành thời trang có đắt không?

Tại ZIP Agency, giá dịch vụ chăm sóc fanpage dao động từ 3.500.000đ – 10.000.000đ (tùy gói). Bạn có thể truy cập ngay tại đây để theo dõi báo giá chi tiết & lựa chọn.

Chăm sóc fanpage quần áo/giày dép có ra đơn không?

Chăm sóc fanpage quần áo/giày dép có thể ra đơn, nhưng hiệu quả ít hay nhiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng content, chiến dịch marketing, cách tư vấn khách hàng trên inbox fanpage…

Nếu bạn muốn marketing thời trang đạt hiệu suất cao, “đơn nhảy từng phút” thì ngoài chăm sóc fanpage, bạn cần thêm các hoạt động quảng cáo khai thác đơn hàng. Liên hệ ngay ZIP Agency qua hotline 1900.4612 để được tư vấn chi tiết.

Bạn sẽ quan tâm:

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *