Toàn cảnh marketing ngành giáo dục: 10 kinh nghiệm thực chiến

marketing ngành giáo dục

“Làm giáo dục không nên chạy theo lợi nhuận” – quan điểm này đã khiến nhiều tổ chức đào tạo chưa quan tâm đúng mực đến marketing, dẫn đến mãi loay hoay trong xu hướng chuyển đổi số của toàn thị trường. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay, việc đầu tư vào marketing là điều không thể thiếu. Trong bài viết này, ZIP Agency sẽ mang đến cho bạn những góc nhìn mới và 10 chiếc lược marketing ngành giáo dục để bứt phá mạnh mẽ.

Thị trường ngành giáo dục đã thay đổi ra sao?

Ở thời điểm hiện tại, ngành giáo dục không thể lảng tránh và phải đối diện với thực tế là:

  • Cạnh tranh cao: Ngành giáo dục đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt của các trung tâm tư nhân, tổ chức quốc tế, nền tảng học online… Điều này khiến các cơ sở vừa và nhỏ phải đối mặt với áp lực rất lớn về cải tiến chất lượng, hoàn thiện dịch vụ, cập nhật công nghệ mới và triển khai marketing ngành giáo dục bài bản.
  • Insight khách hàng đã thay đổi: Phụ huynh và học sinh ngày nay không chỉ quan tâm lý thuyết, mà còn đòi hỏi trải nghiệm học tập sinh động, thú vị. Đồng thời, môi trường học tập hiện đại, dịch vụ chu đáo, chương trình mang tính ứng dụng cao cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng.
  • Nhu cầu giáo dục đa dạng: Không chỉ có học chuyên môn hay ngoại ngữ, nhu cầu học tập hiện nay mở rộng sang các lĩnh vực như năng khiếu, kỹ năng mềm, thiết kế, lập trình, nghệ thuật… Ngoài ra, mục tiêu học tập theo lứa tuổi cũng có những khác biệt, từ phát triển cá nhân đến nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
  • Xu hướng tiếp cận thông tin mới: Cả học viên và phụ huynh hiện nay đều đã thay đổi thói quen và hành vi tìm kiếm thông tin. Họ thường xuyên sử dụng Google để tra cứu, cũng như tiếp cận thông tin ngay trên mạng xã hội. Do đó, những cách thức marketing truyền thống đã không còn đem lại hiệu quả như trước đây.
Người làm giáo dục cần nhìn nhận rõ những thay đổi của thị trường hiện nay
Người làm giáo dục cần nhìn nhận rõ những thay đổi của thị trường hiện nay

Marketing giáo dục có những mảng nào?

Ngành giáo dục có đa dạng mô hình, cung cấp rất nhiều giải pháp học tập phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Trong đó, nổi bật là các mảng:

Marketing trung tâm Anh ngữ

Trung tâm Anh ngữ là mảng có mức độ cạnh tranh gay gắt, với sự nở rộ của các cơ sở đào tạo cũng như những nền tảng học tiếng Anh online. Vì vậy, muốn làm marketing hiệu quả như Langmaster, Anh ngữ Ms Hoa, Tiếng Anh ILA… cần tập trung xây dựng thương hiệu, thực hiện các chiến dịch quảng bá làm bật lên giá trị của khoá học, trình độ của đội ngũ giáo viên, giáo trình chuẩn quốc tế, lộ trình học rõ ràng và hiệu quả thực tế với học viên.

Marketing trường mầm non

Marketing cho trường mầm non chủ yếu nhắm vào các bậc phụ huynh trẻ, quan tâm đến môi trường học tập an toàn, cơ sở vật chất, chương trình phát triển toàn diện cho trẻ… Với tệp khách hàng giới hạn trong một phạm vi địa lý, các trường mầm non cần có chiến lược marketing kết hợp giữa offline (bảng hiệu – băng rôn ấn tượng, tổ chức các buổi chia sẻ, ngày trải nghiệm tại trường) và một số hoạt động tiếp thị online phù hợp.

Trường mầm non tư thục cần xây dựng thương hiệu và khẳng định uy tín bằng marketing
Trường mầm non tư thục cần xây dựng thương hiệu và khẳng định uy tín bằng marketing

Marketing trường đại học

Trong marketing ngành giáo dục, chiến lược marketing cho trường đại học có những đặc thù khác biệt. Trong đó, mục đích của chiến lược tiếp thị này không chỉ hướng đến thu hút số lượng người quan tâm, mà còn phải chọn lọc đối tượng. Bởi lẽ, trường đại học không thể nhận tất cả người có nhu cầu, cũng như không phải ai cũng phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường.

Do đó, marketing trường đại học cần tập trung xây dựng thương hiệu lâu dài, thu hút sinh viên thông qua hợp tác với các trường cấp 3, tổ chức sự kiện trực tiếp (hội thảo, ngày hội tư vấn tuyển sinh) và các kênh online. Đồng thời, nội dung truyền thông cần xoáy sâu vào các yếu tố quan trọng gồm chất lượng đào tạo, trải nghiệm của sinh viên và cơ hội nghề nghiệp sau này.

10+ kinh nghiệm marketing ngành giáo dục thu hút nhất

Để trở lại mạnh mẽ và vượt lên đối thủ, các tổ chức đào tạo có thể triển khai kế hoạch marketing cho giáo dục với 10+ cách tiếp cận chính xác và hiệu quả dưới đây:

Xây dựng giá trị thương hiệu

Khác với những sản phẩm hữu hình, giáo dục đem lại những giá trị vô hình cho người học và xã hội. Vì vậy, tổ chức giáo dục cần phát triển thương hiệu gắn liền với chất lượng và hiệu quả đào tạo, là yếu tố cốt lõi mà người học và phụ huynh hướng đến.

Xây dựng thương hiệu giáo dục cũng đồng nghĩa với việc vun đắp niềm tin của khách hàng và cộng đồng một cách lâu dài, bền vững. Thông qua bộ brand guidelines và thông điệp nhất quán, chuỗi nội dung storytelling kể câu chuyện thương hiệu, bài viết PR, guest post, các hoạt động cộng đồng… tổ chức giáo dục có thể tăng nhận diện thương hiệu, cũng như chiếm được lòng tin, sự yêu mến của học sinh và phụ huynh.

>> Xem thêm: Dịch vụ Brand Marketing hiệu quả từ ZIP Agency

Chọn lọc đối tượng mục tiêu

Mỗi phân khúc khách hàng có lại có những insight ngành giáo dục khác nhau, gồm đặc điểm, vấn đề, nhu cầu, mục tiêu, kỳ vọng và khả năng tài chính. Chẳng hạn như, các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi mầm non sẽ ưu tiên chọn trường gần nhà, có môi trường học tập an toàn và thân thiện, trong khi học sinh cấp 3 sẽ quan tâm nhiều đến triển vọng nghề nghiệp trong tương lai.

Việc xác định và hiểu rõ đối tượng mục tiêu giúp nhà trường, tổ chức giáo dục xây dựng chiến lược phù hợp và hiệu quả, đồng thời tối ưu chi phí tiếp cận khách hàng. Đây cũng là cơ sở để tùy chỉnh thông điệp, kênh truyền thông và các chương trình ưu đãi phù hợp để tạo sức hút tối đa với từng nhóm khách hàng của ngành giáo dục.

Xác định đúng đối tượng mục tiêu là yếu tố then chốt để triển khai marketing ngành giáo dục
Xác định đúng đối tượng mục tiêu là yếu tố then chốt để triển khai marketing ngành giáo dục

Marketing có tính cá nhân hoá

Cá nhân hoá là xu hướng tất yếu trong marketing hiện đại và đặc biệt cần thiết đối với ngành giáo dục. Có thể thấy rõ điều này qua case study thành công toàn cầu của Duolingo với chiến lược nhắc nhở học tập qua thông báo ứng dụng và email cá nhân hoá.

Marketing ngành giáo dục cần cá nhân hóa các thông điệp truyền thông, nội dung quảng cáo, lộ trình học tập và trải nghiệm khách hàng cho từng nhóm đối tượng cụ thể để đáp ứng được kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng.

Content marketing giáo dục có giá trị

Những nội dung marketing ngành giáo dục cần phải cung cấp thông tin hữu ích, giàu giá trị hoặc truyền cảm hứng để xây dựng niềm tin và tạo sự gắn kết với thương hiệu. Tổ chức đào tạo có thể thực hiện chuỗi bài viết, video về phương pháp học tập hiệu quả, kinh nghiệm từ học viên thành công, hoặc chia sẻ hướng dẫn, tài liệu học tập miễn phí…

Với những content marketing này, thương hiệu giáo dục vừa có thể thu hút đối tượng tiềm năng, vừa giải quyết được các vấn đề thực tế mà khách hàng quan tâm, đồng thời khẳng định trình độ chuyên môn của mình.

Tăng cường truyền thông đa kênh

Người học ngày nay tiếp cận thông tin qua nhiều kênh khác nhau, từ công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, cho đến các sự kiện, hoạt động offline. Vì vậy, chiến lược truyền thông đa kênh và linh hoạt sẽ giúp thương hiệu xuất hiện liên tục trong hành trình khách hàng, từ đó tiếp cận học viên ở mọi điểm chạm, từ trực tuyến đến ngoại tuyến.

Các kênh online phổ biến và hiệu quả cho marketing ngành giáo dục hiện nay gồm Facebook, YouTube và Google. Thương hiệu có thể chia sẻ nhiều nội dung giới thiệu, quảng bá, tài liệu học tập trên các nền tảng này để tiếp cận khách hàng và remarketing. Kết hợp với đó là sử dụng các chương trình khuyến mãi, hội thảo miễn phí, ngày hội tư vấn tuyển sinh để thu hút và tạo dựng lòng tin từ phía học viên và phụ huynh.

Sử dụng đa kênh giúp triển khai marketing đồng bộ và đem lại hiệu quả rõ rệt
Sử dụng đa kênh giúp triển khai marketing đồng bộ và đem lại hiệu quả rõ rệt

Sử dụng Influencers Marketing

Hợp tác với các KOLs/ influencers trong lĩnh vực giáo dục giúp tổ chức đào tạo tăng cường sự tin cậy và khả năng tiếp cận học viên. Phụ huynh và học sinh dễ dàng bị thuyết phục trước những chia sẻ, gợi ý từ các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục (như các giáo viên nổi tiếng hoặc các cá nhân thành công, có chuyên môn).

Những câu chuyện thực tế và chia sẻ gần gũi từ một nhân vật có uy tín, có tầm ảnh hưởng sẽ tác động lớn đến quyết định của khách hàng, khiến họ an tâm hơn khi lựa chọn thương hiệu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là thương hiệu phải cân nhắc lựa chọn gương mặt influencers phù hợp để hợp tác trong các chiến dịch truyền thông.

Tối ưu trang web và SEO

Trang web không chỉ dùng để cung cấp thông tin, mà con đại diện cho bộ mặt thương hiệu trên nền tảng trực tuyến. Do đó, xây dựng website kết hợp với SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm) là hoạt động marketing ngành giáo dục rất quan trọng để tăng cường nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Website phải được tối ưu tốt để thân thiện với người dùng, cung cấp đầy đủ thông tin về khóa học và những nội dung hữu ích. Song song với đó cần triển khai SEO để website xuất hiện trên top kết quả tìm kiếm Google, nhất là với những từ khoá mang tính chuyển đổi cao (ví dụ như như “khoá học tiếng Anh giao tiếp” hoặc “trường mầm non tốt ở Hà Nội”…).

Website được tối ưu tốt và nằm trong top Google giúp tổ chức giáo dục tiếp cận đối tượng tiềm năng
Website được tối ưu tốt và nằm trong top Google giúp tổ chức giáo dục tiếp cận đối tượng tiềm năng

>> Xem thêm: Dịch vụ SEO Đà Nẵng lên top nhanh và bền vững, cam kết hiệu quả 

Tận dụng tối đa mạng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram có khả năng lan toả cực kỳ mạnh mẽ. Chỉ một bài đăng hoặc một video ngắn “lên xu hướng” (viral), thương hiệu có thể tiếp cận với hàng triệu người dùng và phủ sóng rộng rãi trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, mạng xã hội còn là cầu nối giúp tổ chức giáo dục tương tác trực tiếp với học viên và phụ huynh, lắng nghe ý kiến cũng như giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất. Thông qua các kênh này, hoạt động chăm sóc khách hàng có thể được thực hiện kịp thời, liên tục để thuyết phục và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Quảng cáo báo chí, truyền hình, radio

Mặc dù marketing online ngày càng phát triển và phổ biến, nhưng các kênh marketing truyền thống như báo chí, truyền hình hay radio vẫn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng độ phủ và uy tín cho thương hiệu giáo dục.

Một đoạn quảng cáo giáo dục trên truyền hình hoặc bài viết trên các trang báo lớn sẽ tạo tác động mạnh mẽ đến những người xem, người đọc là khách hàng tiềm năng. Không chỉ xây dựng hình tượng chuyên nghiệp, quảng cáo trên các kênh truyền thông chính thống còn giúp củng cố lòng tin của phụ huynh và học viên đối với một tổ chức giáo dục.

Tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, cuộc thi

Việc tổ chức các sự kiện thực tế như hội nghị học thuật, hội thảo hướng nghiệp, các cuộc thi dành cho học viên… là cách hiệu quả để tăng uy tín cho một đơn vị trong ngành giáo dục. Thông qua các hoạt động offline, học viên và phụ huynh sẽ được trải nghiệm thực tế, cũng như nhận được giá trị thực từ những chiến dịch marketing ngành giáo dục.

Các sự kiện thực tế sẽ khẳng định uy tín và vị trí của đơn vị giáo dục trong ngành
Các sự kiện thực tế sẽ khẳng định uy tín và vị trí của đơn vị giáo dục trong ngành

“Lột xác” với giải pháp marketing ngành giáo dục từ ZIP Agency

Đã qua rồi thời kỳ tổ chức giáo dục chỉ cần chú trọng chuyên môn và chất lượng đào tạo, marketing là yếu tố không thể thiếu để sống còn trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhất là ở khối giáo dục tư nhân.

Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có đủ khả năng để tự triển khai marketing ngành giáo dục bài bản. Chính vì vậy, giải pháp phòng marketing thuê ngoài cho trung tâm ngoại ngữ, trường mầm non và các mô hình giáo dục khác của ZIP Agency đang được nhiều đơn vị sử dụng hiệu quả với:

“Cỗ máy marketing” kiện toàn

công ty marketing Đà Nẵng có tên tuổi khắp cả nước, ZIP Agency đã hoàn thiện tổ chức và cơ sở vật chất trong hơn 10+ năm hoạt động, cùng trên 500+ dự án lớn, nhỏ. Đặc biệt, các chuyên gia của ZIP không chỉ am hiểu sâu sắc ngành giáo dục Việt Nam, nắm bắt xu hướng thị trường, mà còn thấu hiểu tâm lý các nhóm đối tượng, từ phụ huynh đến học sinh, học viên.

Với sự đồng hành của đội ngũ chuyên nghiệp này, tổ chức giáo dục sẽ nhanh chóng cải thiện hiệu quả tuyển sinh, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và đạt được vị thế dẫn đầu trong ngành.

Dịch vụ chuyên biệt và toàn diện

Không áp dụng một “mẫu số chung” đại trà nào, ZIP Agency luôn mang đến giải pháp marketing được thiết kế riêng dành cho từng đối tác. Dựa trên đối tượng tiềm năng và mục tiêu cụ thể của tổ chức giáo dục, ZIP sẽ tùy chỉnh chiến lược cũng  như triển khai các chiến dịch tối ưu nhất, bao gồm các gói dịch vụ chuyên sâu như:

Chi phí đi kèm với kết quả

ZIP Agency cam kết mỗi khoản chi phí đầu tư cho marketing đều mang lại giá trị cụ thể cho đối tác. Không chỉ tiết kiệm chi phí, mà quan trọng hơn là tối ưu hiệu quả, các chiến dịch của ZIP luôn được thiết kế để hướng đến đúng đối tượng mục tiêu, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và xây dựng thương hiệu lâu dài. Dĩ nhiên, khách hàng sẽ dễ dàng đánh giá được hiệu quả đầu tư thông qua các báo cáo định kỳ, với mọi chỉ số, thông tin đều được thể hiện minh bạch, rõ ràng.

ZIP Agency luôn có những buổi review và báo cáo định kỳ với đối tác
ZIP Agency luôn có những buổi review và báo cáo định kỳ với đối tác

Tổng kết

Khi thị trường đã thay đổi gần như “180 độ” so với trước đây, dành một khoản ngân sách phù hợp và bắt đầu triển khai marketing ngành giáo dục chính là điều kiện “đủ” cho sự phát triển bền vững, lâu dài. Dù mục tiêu là gì, các tổ chức đào tạo đều cần làm marketing ngay hôm nay để thu hút được học viên, xây dựng thương hiệu và củng cố uy tín của mình.

ZIP Agency sẵn sàng đồng hành cùng đối tác trên hành trình chuyển đổi số và khẳng định vị thế trong ngành giáo dục. Hãy gọi ngay đến hotline 0901.969.111 để được tư vấn trực tiếp!

Bài viết hay không nên bỏ qua:

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *