Marketing du lịch Đà Nẵng: bí mật thao túng tâm lý để hút khách

Marketing du lịch

Làm thế nào để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng thâu tóm số đông du khách trong mùa cao điểm và vẫn duy trì lượt khách ổn định vào mùa thấp điểm? Đâu là bí quyết để du khách muốn tìm đến bạn trước đối thủ? Những bí mật marketing du lịch dưới đây chính là điều mà bạn đang cần.

Marketing du lịch phù hợp với nhóm dịch vụ nào tại Đà Nẵng?

Marketing du lịch là chuỗi hoạt động quảng bá giá trị khác biệt cũng như sức hấp dẫn của các địa điểm, các tour du lịch… Đà Nẵng đến với tệp khách hàng tiềm năng. Nếu marketing du lịch thành công, các doanh nghiệp xứ Đà sẽ luôn có nguồn khách hàng dồi dào và tạo doanh thu bứt phá.

Hiểu rõ sức mạnh của marketing du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh 4 nhóm dịch vụ sau tại “thành phố xanh” đang tích cực chạy đua marketing:

  • Dịch vụ lữ hành: Tour du lịch, dịch vụ hướng dẫn viên, dịch vụ bảo hiểm du lịch, dịch vụ hỗ trợ visa – hộ chiếu, dịch vụ đổi tiền ngoại tệ…
  • Dịch vụ vận chuyển: dịch vụ đặt vé máy bay/tàu hỏa/xe khách/tàu cao tốc/cáp treo, dịch vụ đưa – đón sân bay, dịch vụ cho thuê xe du lịch – xe tự lái…
  • Dịch vụ lưu trú: Cho thuê villa, phòng khách sạn, homestay, nhà nghỉ, lều trại…
  • Dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí: Quán ăn – nhà hàng – quán cà phê ngon – đơn vị kinh doanh đặc sản Đà Nẵng, dịch vụ bán vé tham quan khu di tích – khu vui chơi…
Marketing ngành du lịch quảng bá văn hóa và các địa điểm nổi tiếng của Đà Nẵng đến với khách hàng trong và ngoài nước
Marketing ngành du lịch quảng bá văn hóa và các địa điểm nổi tiếng của Đà Nẵng đến với khách hàng trong và ngoài nước

Marketing du lịch Đà Nẵng: Cơ hội và thách thức

Sự phục hồi sau đại dịch và hội nhập kinh tế đã khiến hoạt động marketing du lịch Đà Nẵng có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít gian nan.

Cơ hội rộng mở

  • Nguồn khách hàng khổng lồ và chất lượng: Đà Nẵng lọt top 10 thành phố đáng sống nhất thế giới, đồng thời là cầu nối du lịch giữa hai miền Bắc – Nam. Trong vòng 7 tháng đầu năm 2024, thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết: thành phố đã đón hơn 6,6 triệu lượt khách đến tham quan, lưu trú với doanh thu toàn ngành đạt gần 15.700 tỷ đồng, tăng gần 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với nguồn khách hàng dồi dào và chịu chi, nơi đây thực sự là “mỏ vàng” để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch – lữ hành khai thác.

  • Được Chính phủ tạo nhiều điều kiện thuận lợi: Chính phủ và chính quyền Đà Nẵng đang áp dụng nhiều chính sách khuyến khích phát triển du lịch như giảm thuế, hỗ trợ tài chính cho các dự án chiến dịch quảng bá du lịch,… Nhờ đó, marketing du lịch Đà Nẵng “dễ thở” hơn so với các tỉnh thành khác.
  • Vốn đầu tư dồi dào: Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tích cực đẩy mạnh hoạt động khai thác du lịch tại Đà Nẵng. Lúc này, cơ hội gọi vốn đầu tư và phát triển hoạt động marketing ngày càng rộng mở hơn.
Đà Nẵng sở hữu tệp khách du lịch khổng lồ
Đà Nẵng sở hữu tệp khách du lịch khổng lồ

Thách thức bủa vây

  • Phụ thuộc vào mùa vụ: Do thời tiết khắc nghiệt, dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng chỉ phát triển vào mùa cao điểm như cuối xuân – mùa hè và đầu thu. Vào mùa đông, các hoạt động du lịch gần như “ngủ đông” nên marketing không có nhiều “đất dụng võ”.
  • Cạnh tranh gay gắt: Cuộc đua marketing du lịch tại Đà Nẵng không chỉ là cuộc đấu về mặt ý tưởng mà còn là cuộc chiến về phương thức chuyển tải, kênh tiếp cận khách hàng, cách triển khai marketing đồng bộ và chiến lược chăm sóc khách hàng chỉn chu. Nếu bạn có ý tưởng hay nhưng triển khai thiếu toàn diện và đồng bộ, đối thủ rất dễ bắt chước và làm tốt hơn. Từ đó họ có thể vượt mặt bạn bất cứ lúc nào.
  • Thiếu nguồn nhân sự marketing chất lượng cao: Nuôi cả phòng marketing mỗi tháng tốn ít nhất 30-40 triệu đồng nhưng không mang lại hiệu quả, thuê 1 nhân sự marketing kiêm nhiệm nhiều việc thì không chuyên,… Tiền vẫn chi đều hằng tháng nhưng doanh thu giậm chân tại chỗ, đó là những gì mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch Đà Nẵng đang phải đối mặt hàng ngày.
Mùa mưa bão cản trở hoạt động du lịch Đà Nẵng
Mùa mưa bão cản trở hoạt động du lịch Đà Nẵng

Marketing du lịch: đâu là bí kíp thao túng tâm lý khách hàng?

Bước đầu tiên để vượt qua 3 thách thức lớn của marketing du lịch Đà Nẵng chính là tìm ra hướng đi thông minh bằng những bí kíp thiết thực. Trong đó, bộ 3 “hình ảnh chấtreview thật và biết cách đứng trên vai người khổng lồ” chính là những gì bạn đang cần để thâm nhập vào tâm trí khách hàng và khiến họ sớm ra quyết định chọn bạn.

Hình ảnh chất

Trăm nghe không bằng một thấy. Đầu tư video – hình ảnh ấn tượng có thể giúp bạn đưa tâm trí du khách dạo chơi và thưởng thức văn hóa – ẩm thực xứ Đà ngay cả khi chưa từng một lần đặt chân đến. Một khi bạn khiến “chuyến du lịch qua hình ảnh” thỏa mãn khách hàng, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục họ “chốt deal”.

Review thật

Trăm lời quảng cáo không bằng một lời đánh giá chân thật từ khách hàng. Việc marketing du lịch bằng feedback, review khen – chê rõ ràng của khách hàng cũ luôn là một hướng đi thông minh, giúp doanh nghiệp “cộng điểm uy tín” và củng cố niềm tin cho khách hàng tiềm năng.

Đứng trên vai “người khổng lồ”

Dựa vào tên tuổi của các thương hiệu lớn để nâng tầm uy tín thương hiệu của mình, củng cố niềm tin của du khách và tăng cơ hội bán hàng, đó chính là chiến lược marketing “đứng trên vai người khổng lồ”. Muốn thực hiện chiến lược marketing du lịch này, bạn có thể áp dụng 2 cách sau:

  • Hợp tác với các kênh OTA (đại lý du lịch trực tuyến) như: Booking, Agoda, Traveloka… để bán vé máy bay, phòng khách sạn, tour du lịch và vé vào cổng các chợ ẩm thực hoặc các điểm du lịch độc đáo…
  • Hợp tác với các đại lý du lịch offline với chiết khấu hấp dẫn và để họ trực tiếp đưa khách tới cho bạn.
Một số kênh OTA phổ biến hỗ trợ tốt cho marketing ngành du lịch
Một số kênh OTA phổ biến hỗ trợ tốt cho marketing ngành du lịch

Hướng dẫn cách làm marketing du lịch để chốt “ngàn deal”

Dưới đây là 7 bước giúp bạn triển khai bộ 3 bí kíp nêu trên vào thực tế để thu hiệu quả marketing tối đa:

Bước 1: Xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu

Chân dung khách hàng mục tiêu quyết định mọi hoạt động marketing du lịch. Dù nội dung marketing đủ chất nhưng không “hợp gu” khách hàng mục tiêu thì mọi nỗ lực của bạn đều công cốc.

Vậy làm thế nào để xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu?

  • Nghiên cứu sâu về dịch vụ du lịch của mình để xác định độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, hành vi, sở thích… của nhóm khách hàng mà bạn muốn phục vụ.
  • Dựa trên các dữ liệu khách hàng thực tế trước đó để có cơ sở khoanh vùng tệp khách hàng chính xác hơn. Ở đây, bạn cần trả lời 2 câu hỏi: nhóm khách hàng nào bạn muốn duy trì, nhóm khách hàng nào có khả năng mở rộng để tăng trưởng doanh thu?
  • Nghiên cứu thêm khách hàng mục tiêu của đối thủ để vẽ chân dung khách hàng mục tiêu hoàn chỉnh nhất.

Dưới đây là một vài ví dụ về tệp khách hàng tiềm năng trong ngành để bạn tham khảo:

  • Dịch vụ bán tour du lịch mạo hiểm: Khách hàng mục tiêu là những người ưa phiêu lưu, thích khám phá và sẵn sàng chi tiền để có những trải nghiệm độc đáo với thiên nhiên hoang dã. Thu nhập của nhóm khách hàng này ở mức khá đến cao.
  • Khách sạn, resort cao cấp: Khách hàng mục tiêu chủ yếu là doanh nhân, nghệ sĩ, những gia đình, cặp đôi, khách lẻ có thu nhập cao, chú trọng những trải nghiệm độc đáo với không gian sang trọng, riêng tư.
  • Tour du lịch: Phù hợp với các cơ quan, đoàn thể, công ty,… muốn tăng cường giao lưu kết nối giữa các thành viên.
Xác định đúng tệp khách hàng giúp bạn tránh lãng phí ngân sách cho người không có nhu cầu
Xác định đúng tệp khách hàng giúp bạn tránh lãng phí ngân sách cho người không có nhu cầu

Bước 2: Chọn đúng kênh marketing

Khách hàng ở đâu – marketing cần nhắm vào kênh đó? Nếu áp dụng lý thuyết này một cách máy móc mà không căn cứ vào tiềm lực thực tế của doanh nghiệp thì bạn rất dễ ôm đồm, làm nhiều kênh nhưng không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách.

Câu hỏi đặt ra là: marketing du lịch, chọn kênh nào mới đúng?

  • Kênh đầu tiên mà mọi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải xây dựng là  Google Map. Kênh này thực sự là “tài sản” doanh nghiệp, đóng vai trò chỉ đường để dẫn khách du lịch đến đúng cửa hàng/khách sạn/quán ăn/địa điểm du lịch… của bạn.
  • Nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ, vốn mỏng, nhân lực hạn chế, có thể ưu tiên các kênh tiết kiệm như: Fanpage, Tiktok, các kênh OTA như TripAdvisor, Agoda, Booking, Traveloka… Tuy nhiên, các kênh này đều thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba, nên bạn buộc phải phụ thuộc vào họ mới có thể tồn tại lâu dài.
  • Đối với các doanh nghiệp lớn, các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch cao cấp, bạn cần đầu tư thiết kế website chuyên nghiệp. Đây là kênh duy nhất bạn toàn quyền sở hữu. Khi có website, doanh nghiệp áp dụng các chiến lược quảng cáo Google Ads hoặc SEO đưa website lên top công cụ tìm kiếm như Google để nâng cao uy tín và luôn chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chú trọng xây kênh Youtube và PR báo chí để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, chỉn chu hơn.

Website là kênh marketing du lịch du nhất mà doanh nghiệp toàn quyền sở hữu
Website là kênh marketing du lịch du nhất mà doanh nghiệp toàn quyền sở hữu

Bước 3: Cải thiện chất lượng dịch vụ

Nếu không muốn nhận “bão dislike” hoặc khiến khách hàng tẩy chay, review kém, bạn cần cải tiến chất lượng dịch vụ trước khi bắt tay vào làm marketing du lịch.

Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần cải thiện một số khía cạnh sau:

Không gian và tiện ích

  • Đối với các dịch vụ lưu trú: Bạn cần nâng cấp hệ thống phòng ốc và tiện nghi liên quan để khách hàng có một chốn dừng chân lý tưởng.
  • Đối với dịch vụ ăn uống: Nguyên liệu tươi sạch, công thức chế biến ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều tối quan trọng. Đừng quên đầu tư không gian sạch sẽ, thoải mái để tăng trải nghiệm tích cực của khách hàng khi tới thưởng thức.
  • Dịch vụ vận chuyển: Máy bay, xe khách, tàu hỏa phải được vệ sinh sạch sẽ, giường ghế gọn gàng ngăn nắp và có các dụng cụ chống say tàu xe…
  • Dịch vụ tham quan, khu vui chơi: Các khu vực này cần được tu sửa kỹ càng trước khi mở cửa đón khách…

Chất lượng phục vụ

Bạn cần thiết lập quy trình triển khai dịch vụ rõ ràng và training kỹ càng cho đội ngũ tiếp tân, phục vụ, bảo vệ… Đảm bảo các bộ phận doanh nghiệp phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, ăn ý để hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

Hướng xử lý các tình huống bất ngờ

Bạn cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử với các tình huống phát sinh như: khách hàng đến chậm (đối với các dịch vụ vận tải, tour…), khách ở quá số người quy định (đối với dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ), khách có hành vi quá khích khi say xỉn (đối với các dịch vụ ăn uống, nhà hàng)…. Bộ quy tắc này là “trợ thủ đắc lực” giúp doanh nghiệp luôn nắm thế chủ động trong mọi vấn đề.

Đồng thời, việc xử lý dứt điểm các tình huống này một cách hợp tình hợp lý sẽ giúp bạn ngăn chặn các thông tin thất thiệt lan truyền trên mạng xã hội.

>>> Xem thêm: Công thức bí mật để marketing khách sạn “cháy phòng” liên tục

Cải tiến dịch vụ - xây dựng giá trị nội tại mạnh mẽ góp phần giúp marketing du lịch thành công
Cải tiến dịch vụ – xây dựng giá trị nội tại mạnh mẽ góp phần giúp marketing du lịch thành công

Bước 4: Xây nội dung chú trọng vào hình ảnh và trải nghiệm khách hàng

Ở bước này, doanh nghiệp cần đầu tư video, hình ảnh và vận dụng các thủ thuật bán hàng để sáng tạo nội dung khiến khách hàng muốn ‘chốt deal’ ngay lập tức.

  • Dịch vụ khách sạn, homestay, nhà nghỉ: Content phải thể hiện được decor độc đáo của căn phòng, view biển – view núi (nếu có) cùng các tiện ích đi kèm…
  • Dịch vụ ăn uống: Linh hồn của các món ăn best seller, menu, không gian quán, các vị trí độc lạ có thể chụp ảnh sống ảo… cần được chuyển tải trọn vẹn, khiến khách hàng “kích thích cơn thèm ăn”.
  • Dịch vụ tour du lịch và hoạt động tham quan di tích…: Thiên nhiên thơ mộng và signature của các điểm đến độc lạ… trong những content chất lượng có thể khiến khách hàng phải ồ lên thích thú và muốn trải nghiệm ngay lập tức.
  • Dịch vụ vận tải: Không gian ghế ngồi, giường nằm, nội thất máy bay/xe du lịch… là những hình ảnh bạn cần khai thác sâu.
Sản xuất hình ảnh chất là bí kíp “phá băng” tâm trí khách hàng mục tiêu
Sản xuất hình ảnh chất là bí kíp “phá băng” tâm trí khách hàng mục tiêu

Bước 5: Chọn hình thức phân phối nội dung lý tưởng

Nội dung hay nhưng không đến tay người cần đều vô nghĩa. Vì vậy, sau khi hoàn tất nội dung, bạn tiến hành đăng tải chúng trên các kênh đã chọn ở bước 3 và tiến hành chạy quảng cáo, SEO lên top Google, booking KOLs review hoặc booking báo chí để nội dung của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng nhất với chi phí tiết kiệm nhất.

Bước 6: Hợp tác chiến lược

Hợp tác chiến lược chính là bước “đứng trên vai người khổng lồ” – giúp bạn tạo ra đơn bằng cách chiết khấu trực tiếp cho bên thứ ba.

Như đã chia sẻ ở trên, bạn có thể kết hợp với các kênh OTA hoặc các đại lý du lịch bổ trợ để tìm được nguồn khách chất lượng nhất.

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau khi dùng dịch vụ

Sau khi khách hàng kết thúc trải nghiệm dịch vụ, doanh nghiệp cần khảo sát ý kiến, sẵn sàng lắng nghe lời khen chê để từng bước cải thiện dịch vụ tốt hơn. Các review – feedback tốt cũng là “chất liệu” để bạn làm content nâng cao uy tín doanh nghiệp.

Đừng quên tặng voucher để tăng cơ hội khách quay trở lại. Hoặc khách hàng cũng có thể tặng voucher này cho người thân bạn bè để họ ghé thăm địa điểm của bạn vào lần tới.

Bạn có thể tận dụng feedback của khách hàng để tăng uy tín cho thương hiệu
Bạn có thể tận dụng feedback của khách hàng để tăng uy tín cho thương hiệu

5 điều lưu ý để marketing ngành du lịch thành công

Để marketing du lịch tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả chuyển đổi, doanh nghiệp cần:

  • Cho khách hàng thấy họ nhận được nhiều hơn những gì mà họ bỏ ra. Chú ý quan tâm đến sự thỏa mãn trong trải nghiệm và cảm xúc của khách hàng, từ những chi tiết nhỏ nhất.
  • Áp dụng các chương trình ưu đãi, chiết khấu, kích cầu vào mùa thấp điểm để duy trì lượt khách ổn định.
  • Có thể tận dụng chatbot và AI để chăm sóc khách hàng 24/7. Đừng để khách hàng phải chờ bạn ngủ dậy mới trả lời tin nhắn.
  • Thường xuyên đo lường, đánh giá để cải tiến hiệu suất marketing.
  • Quan trọng nhất là lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ marketing Đà Nẵng uy tín, có kinh nghiệm thực chiến, có nguồn nhân sự chất lượng cao triển khai marketing đồng bộ, chuyên nghiệp, tối ưu chi phí từng đồng.

Một trong những dịch vụ marketing online top đầu thị trường Đà Nẵng và toàn miền Trung hiện nay là ZIP Agency. Đây là công ty có hơn 10 năm kinh nghiệm thực chiến marketing đa ngành nghề, nhất là lĩnh vực du lịch. Ngoài ekip sản xuất nội dung, quay dựng video, chúng tôi có đội ngũ chuyên viên marketing cấp cao, sẵn sàng tư vấn và giúp bạn thiết lập chiến lược marketing du lịch thông minh để “đánh nhanh – thắng nhanh”, tạo doanh thu cao trên từng đồng chi phí.

Kết nối ngay với phòng marketing thuê ngoài ZIP Agency qua tổng đài 1900 4612 để nhận 1 giờ tư vấn dịch vụ marketing du lịch cùng chuyên gia.

ZIP Agency cung cấp giải pháp marketing du lịch từ chiến lược đến thực thi trọn gói chỉ từ 15 triệu đồng
ZIP Agency cung cấp giải pháp marketing du lịch từ chiến lược đến thực thi trọn gói chỉ từ 15 triệu đồng

Hỏi – đáp về các chiến lược marketing ngành du lịch

Thời đại nghe – nhìn lên ngôi, xây blog du lịch có còn hiệu quả như trước?

Video, podcast, hình ảnh… trên Youtube, Instagram, Tik Tok không thể “giết chết” sức mạnh của blog du lịch. Ngược lại, chúng hỗ trợ rất tốt cho việc xây dựng nội dung đa phương tiện, tăng trải nghiệm người dùng và thúc đẩy hoạt động SEO dễ lên top công cụ tìm kiếm như Google.

Đâu là kênh marketing ngành du lịch hiệu quả nhất?

Mỗi phân khúc khách hàng sẽ tương tác tốt với những kênh khác nhau.

Ví dụ:

  • Với phân khúc khách hàng trẻ tuổi, marketing trên các kênh TikTok, Fanpage thường mang lại hiệu quả khá tích cực.
  • Với phân khúc khách du lịch cao tuổi, doanh nhân, các kênh website, đại lý du lịch… là lựa chọn tối ưu.

Để biết chính xác dịch vụ du lịch của bạn nên chọn marketing nào là tối ưu nhất, gọi ngay 0901.969.111. Chuyên gia marketing của ZIP Agency sẽ giải đáp tường tận cho bạn.

Chi phí marketing cho ngành du lịch bao nhiêu là hợp lý?

Tùy vào quy mô, mục tiêu kinh doanh, thị trường mục tiêu và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp mà chi phí đầu tư cho marketing sẽ giao động từ 5-12% tổng doanh thu. Với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn muốn mở rộng thị phần thì mức phí này có thể giao động từ 12-15%.

Làm marketing du lịch bao lâu thì có hiệu quả?

Hiệu quả nhanh – chậm phụ thuộc vào hình thức marketing du lịch mà bạn lựa chọn:

  • Đối với hình thức quảng cáo trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads…), bạn sẽ cảm nhận rõ các tín hiệu tích cực ngay trong tháng đầu tiên.
  • Với các hình thức marketing đường dài như: Xây kênh, SEO,… thì phải mất ít nhất từ 3-6 tháng (thậm chí là 6-12 tháng) mới có hiệu quả.

Tạm kết

Marketing du lịch là hành trình sáng tạo các hoạt động marketing để khách hàng cảm nhận được giá trị bạn có luôn bằng hoặc tốt hơn những gì họ bỏ ra.

Nếu bạn muốn tăng giá trị của mình trong mắt khách hàng tiềm năng? Nếu bạn muốn thương hiệu của mình xuất hiện trước đối thủ? Nếu bạn muốn chinh phục đại đa số khách hàng trong mùa cao điểm bằng những ý tưởng chất lượng? Nếu bạn muốn tìm ra giải pháp để sống êm mùa thấp điểm? Dịch vụ marketing du lịch của ZIP Agency luôn có câu trả lời mà bạn cần.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (22 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *