Khái niệm Growth Hacking đang dần trở nên phổ biến và thu hút nhiều sự chú ý trong cộng đồng Marketer, chủ công ty,… đặc biệt là đối với những người chịu trách nhiệm về phát triển doanh nghiệp. Nếu bạn là một Marketer hoặc đang nắm giữ vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng doanh nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về khái niệm này. Vậy, Growth Hacking là gì? Vì sao nó lại thu hút sự quan tâm lớn đến vậy? Click ngay vào bài viết này của ZIP Agency để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Growth Hacking là gì?
Growth Hacking hay Growth Marketing là chiến lược sử dụng các phương pháp tiếp thị kỹ thuật số tiết kiệm chi phí và tài nguyên để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, Growth Hacking là thuật ngữ trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, tập trung vào việc áp dụng những chiến lược nhằm đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng.
Phương pháp này thường được các công ty startup hoặc doanh nghiệp nhỏ áp dụng với mục tiêu thu hút lượng lớn người dùng trong thời gian ngắn với nguồn lực giới hạn. Tuy nhiên, khái niệm Growth Hacking vẫn có thể áp dụng được cho các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn trên môi trường trực tuyến, giúp họ duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững.
Lợi ích của Growth Hacking
Việc áp dụng Growth Hacking trong Marketing đem đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:
Đảm bảo tốc độ tăng trưởng tốt
ROI (Return On Investment) là chỉ số được dùng để đo lường tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí đầu tư. Thông qua ROI, doanh nghiệp có thể nhận biết chiến lược nào đang hoạt động hiệu quả, chiến lược nào cần phải điều chỉnh. Từ đó, kiên trì thực hiện các chiến lược tăng trưởng, tập trung vào khách hàng tiềm năng và loại bỏ những đối tượng không mang lại giá trị.
Kiểm soát chi phí
Growth Hacking được thiết lập để tận dụng tối đa các tài nguyên sẵn có, bao gồm việc sử dụng chiến thuật tối ưu Landing page theo các phương pháp SEO tốt nhất, nhằm đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm với các từ khóa chiến lược. Bên cạnh đó, việc chia sẻ nội dung chất lượng trên các kênh truyền thông mạng xã hội cũng là một chiến thuật tuyệt vời giúp nội dung được lan truyền rộng rãi.
Tối ưu nguồn lực
Tối ưu hóa nguồn lực là một điểm mạnh khác của Growth Hacking. Thay vì huy động toàn bộ nhóm tiếp thị, các chiến lược này thường do một cá nhân trong nhóm sản phẩm hoặc kỹ thuật triển khai, giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực cho những nhiệm vụ khác. Nhờ đó, Growth Hacking không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên trong doanh nghiệp.
Growth Hacker là ai?
Growth Hacker là gì? Họ được biết đến là người dùng những chiến lược sáng tạo với chi phí thấp nhằm giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng. Mặc dù còn được gọi với cái tên Growth Marketer nhưng Growth Hacker không đơn thuần là Marketer thông thường. Họ có thể là bất kỳ ai tham gia vào quy trình phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, từ người quản lý sản phẩm đến các kỹ sư.
- Những chuyên gia này tập trung hoàn toàn vào các chiến lược thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp. Growth Hacker đưa ra giả thuyết, ưu tiên và thử nghiệm những chiến lược tăng trưởng đột phá.
- Growth Hacker không ngừng kiểm tra, phân tích và đánh giá hiệu quả của các chiến lược này để xác định những gì thực sự hoạt động tốt.
- Họ thành thạo trong việc thiết lập các ưu tiên tăng trưởng, xác định các kênh thu hút khách hàng, đo lường thành công và mở rộng quy mô doanh nghiệp một cách bền vững.
Cách thức hoạt động và chiến lược thực thi Growth Hacking
Để bắt đầu với Growth Hacking, trước tiên doanh nghiệp cần tạo ra sản phẩm và kiểm chứng xem liệu người dùng có sẵn sàng mua và trả tiền cho nó hay không. Việc này giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu để hiểu rõ Persona của khách hàng mục tiêu (đây là người đại diện cho khách hàng lý tưởng của bạn, người có tiềm năng phù hợp nhất với sản phẩm hoặc dịch vụ) và áp dụng các chiến thuật Growth Marketing phù hợp. Liên tục cải tiến sản phẩm, lắng nghe phản hồi của khách hàng và sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa như A/B testing để thúc đẩy tăng trưởng.
Đối với mỗi công ty, việc tìm ra chiến thuật giúp tăng trưởng và thực hiện hóa điều đó là vô cùng quan trọng. Nhiều startup đã ứng dụng mô hình phễu tăng trưởng AARRR của Dave McClure như một công thức phát triển hiệu quả. Mô hình này bao gồm các bước sau:
- Acquisition (Tiếp cận): Người dùng lần đầu tiếp xúc với sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Activation (Kích hoạt): Người dùng bắt đầu tương tác với sản phẩm.
- Retention (Giữ chân): Nếu sản phẩm/dịch vụ chất lượng, người dùng sẽ tiếp tục sử dụng.
- Revenue (Doanh thu): Khách hàng chi trả để sử dụng dịch vụ, tạo doanh thu.
- Referral (Giới thiệu): Khách hàng hài lòng giới thiệu sản phẩm cho người khác.
Mục tiêu cuối cùng của mô hình phễu này là thu hút lưu lượng truy cập, chuyển đổi người truy cập thành người dùng và giữ chân họ để trở thành những khách hàng trung thành.
Thực tế, các chiến lược Growth Hacking thường tập trung vào ba lĩnh vực chính: Content Marketing, Marketing sản phẩm và Quảng cáo.
- Content Marketing: Đây là chiến lược Growth Hacking hiệu quả với chi phí thấp, giúp quảng bá sản phẩm thông qua việc tạo ra nội dung giá trị, tham gia vào các diễn đàn và sử dụng SEO để tăng khả năng hiển thị.
- Marketing sản phẩm: Chiến lược chú trọng vào việc làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn bằng các kỹ thuật như FOMO và cung cấp ưu đãi cho người giới thiệu như Affiliate Marketing, tặng ưu đãi cho những lời giới thiệu từ khách hàng cũ,…
- Cuối cùng, Growth Hacker có thể sử dụng quảng cáo xã hội và PPC để đẩy mạnh tăng trưởng doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
So sánh Growth Hacking và Growth Marketing
Khi nhắc đến các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng, Growth Hacking và Growth Marketing là hai khái niệm thường được đưa ra so sánh. Vậy, hai chiến lược này giống và khác nhau như thế nào? Cùng Zip Agency tìm hiểu nhé!
Giống nhau
Growth Hacking và Growth Marketing có chung mục tiêu cuối cùng giúp thu hút khách hàng, khuyến khích khách hàng tăng cường sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Thêm vào đó, vì cả hai xuất phát từ cộng đồng khởi nghiệp nên chủ yếu dựa trên các chiến lược không cần đầu tư ngân sách lớn như các doanh nghiệp có quy mô thường làm.
Khác nhau
Growth Hacking | Growth Marketing | |
Mục tiêu | Tập trung vào tăng trưởng qua tất cả các giai đoạn của phễu Marketing. | Tập trung vào việc thu hút khách hàng, xây dựng và định vị thương hiệu. |
Cách thực thi | Growth hacker làm việc độc lập. | Marketer nhận sự hỗ trợ từ các chuyên gia như designer, developer, analyser, data scientist để lên ý tưởng cho chiến dịch. |
Đo lường và đánh giá | Dựa vào số liệu cụ thể và tối ưu hóa để đạt tốc độ tăng trưởng vượt trội. | Dựa trên phỏng đoán và trực giác. |
Xem thêm: Dịch vụ marketing Đà Nẵng trọn gói chuyên nghiệp
Một số case study ứng dụng thành công Growth Hacking
Để hiểu rõ hơn về vai trò Growth Hacking, không gì thuyết phục hơn là những ví dụ thực tế từ các doanh nghiệp đã áp dụng thành công phương pháp này. Dưới đây là một số case study ứng dụng thành công Growth Hacking được ZIP Agency tổng hợp:
Growth Hacking của Gmail
Khi mới ra mắt, Gmail chỉ cho phép người dùng tạo tài khoản khi có lời mời từ người khác. Chiến lược này khai thác hiệu quả Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO), khiến nhiều người háo hức tham gia dịch vụ.
Growth Hacking của YouTube
YouTube đã tạo ra một hệ thống cho phép bất kỳ ai cũng có thể tải video lên và nhúng video vào bất kỳ trang web nào. Mỗi video đều liên kết ngược trở lại YouTube, giúp nền tảng này ngày càng phổ biến.
Growth Hacking Unsplash
Unsplash thu hút người dùng bằng cách cung cấp miễn phí các hình ảnh chất lượng cao mà không lo ngại về bản quyền. Bên cạnh đó, những người chia sẻ ảnh trên Unsplash cũng được hưởng nhiều lợi ích và tăng danh tiếng nhờ chiến lược thông minh này.
Growth Hacking của Grab
Để giải được bài toán tăng trưởng, Grab chia nhỏ các mục tiêu. Từ đó đánh giá cách mỗi phòng ban góp phần vào việc đạt được mục tiêu chung.
10 đơn hàng/ngày:
- Làm sao để thu hút khách hàng sử dụng ứng dụng?
- Tỷ lệ khách hàng chuyển đổi sang thanh toán dịch vụ là bao nhiêu?
100 đơn hàng/tháng:
- 30.000 khách hàng
- 300 đơn hàng
- 40 tài xế
Growth Hacking AirBnB
AirBnB hiện nay được biết đến với mức giá hợp lý và hiện diện ở hầu hết mọi nơi bạn đi du lịch. Nhưng trong giai đoạn đầu, họ phải xây dựng từ con số không: từ cơ sở khách hàng cho đến danh tiếng.
Nhận thấy rằng nhiều người thường sử dụng Craigslist để tìm kiếm chỗ ở nên các nhà sáng lập AirBnB đã tạo ra một tính năng cho phép các nhà cung cấp dịch vụ của họ dễ dàng sao chép danh sách sang Craigslist chỉ với một cú nhấp chuột. Nhờ đó, họ đã nhanh chóng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng mục tiêu.
Tổng kết
Mong rằng thông qua bài viết này của ZIP Agency, bạn đã hiểu rõ Growth Hacking là gì cũng như cách thức hoạt động và thực thi chiến lược Growth Hacking nhằm đảm bảo sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong cả ngắn và dài hạn. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề trên, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất!
Xem thêm:
- KOL là gì? Lưu ý gì khi book KOL?
- Freelancer là gì? Top nghề freelancer hot nhất
- Customer Insight là gì? Tìm hiểu để áp dụng hiệu quả