Campaign là gì? Cách tạo nên chiến dịch Marketing “đỉnh nóc”

Campaign là gì

Trong thời đại công nghệ bùng nổ, sự cạnh tranh giữa các ngành hàng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh này, việc xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả là “chìa khóa vàng” để doanh nghiệp định hình thành công thương hiệu, ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Vậy cụ thể Campaign là gì, cùng xem bài viết dưới đây của ZIP Agency để nằm lòng bí quyết tạo Campaign Marketing “đỉnh nóc, kịch trần bay phấp phới” nhé!

Campaign là gì?

Trả lời cho câu hỏi “Campaign là gì”, thì đây thuật ngữ chỉ các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị. Doanh nghiệp sẽ chạy Marketing Campaign để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ qua nhiều phương tiện truyền thông, với phương pháp và hình thức khác nhau trong một khoảng thời gian cụ thể.

Chiến dịch “Cheers to All” của Heineken thành công với thông điệp bình đẳng giới tinh tế
Chiến dịch “Cheers to All” của Heineken thành công với thông điệp bình đẳng giới tinh tế

Mục tiêu chính của Campaign là thúc đẩy doanh số bán hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu hoặc đạt mục tiêu kinh doanh cụ thể. Tuỳ mục tiêu của doanh nghiệp mà có thể triển khai từng chiến dịch hoặc nhiều campaign cùng lúc.

Ví dụ: Thương hiệu bia Heineken thực hiện chiến dịch “Cheers to All”, phá bỏ định kiến về giới tính nam nữ và việc uống cocktail. Câu khẩu hiệu “Đàn ông cũng uống cocktail” cho thấy phụ nữ cũng có thể thưởng thức bia Heineken và nam giới gọi cocktail. “Cheers to All” đã quảng bá Heineken một cách tinh tế đến phái nữ, đồng thời phá bỏ các khuôn mẫu và tính đại diện nam giới trong ngành bia. Video “Cheers to All” đã nhận được gần 1 triệu lượt xem trên nền tảng YouTube và hàng chục triệu lượt tương tác trên nền tảng mạng xã hội.

Khi nào nên triển khai campaign Marketing?

Mục tiêu của chiến dịch Marketing là tạo dấu ấn thương hiệu, xây dựng lòng tin từ khách hàng và tăng tiếp cận thị trường, củng cố vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Biết được thời điểm triển khai campaign là khi nào, doanh nghiệp đã nắm được 50% thành công.

ZIP Agency gợi ý một số yếu tố bạn cần cân nhắc khi quyết định thời điểm triển khai chiến dịch Marketing:

– Mục tiêu chiến dịch

  • Giới thiệu sản phẩm mới: Triển khai trước khi sản phẩm chính thức ra mắt để tạo sự mong đợi.
  • Tăng doanh thu: Thực hiện chiến dịch ở ngày lễ, dịp tết hoặc sự kiện đặc biệt
  • Xây dựng thương hiệu: Triển khai thường xuyên để duy trì hiện diện thương hiệu.

– Hành vi của khách hàng

  • Mùa vụ: Các sản phẩm thường có mùa tiêu thụ cao điểm thì nên tập trung chiến dịch vào thời điểm này.
  • Sự kiện: Các sự kiện xã hội, văn hóa, thể thao cũng là cơ hội để doanh nghiệp triển khai chiến dịch.
  • Xu hướng: Theo dõi các xu hướng tiêu dùng để nắm bắt cơ hội và điều chỉnh chiến dịch phù hợp.

– Hoạt động đối thủ: Nếu đối thủ chạy chiến dịch mới hoặc tung sản phẩm mới thì doanh nghiệp bạn nên cần phải điều chỉnh chiến dịch.

– Nguồn lực: Xác định ngân sách dự trù và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý và luôn đảm bảo có đủ nhân lực để chạy xuyên suốt chiến dịch.

– Các yếu tố bên ngoài

  • Chính sách: Các chính sách, chỉ đạo, quyết định của nhà nước có thể ảnh hưởng đến quá trình triển khai chiến dịch.
  • Sự kiện bất ngờ: Các vấn bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh có thể tác động đến kế hoạch.

Một số thời điểm điển hình phù hợp để triển khai chiến dịch Marketing như: Dịp lễ, tết (Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán, Giáng sinh, Lễ 20/10…); sự kiện lớn (World Cup, SEA Games…); kỷ niệm ngày thành lập công ty; ra mắt sản phẩm mới; khuyến mãi đặc biệt; thay đổi thương hiệu…

Cần lựa chọn đúng và phù hợp thời điểm triển khai campaign thành công 
Cần lựa chọn đúng và phù hợp thời điểm triển khai campaign thành công

Các loại Campaign Marketing thường gặp

Digital Marketing Campaign

Digital Marketing Campaign là một chuỗi các hoạt động tiếp thị và phát triển sản phẩm trên các nền tảng kỹ thuật số như: Công cụ tìm kiếm (Google, Coccoc…), mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok, YouTube…), email marketing, website blog, landing page, ứng dụng di động… Thông qua các kênh đa dạng này, doanh nghiệp thu hút lượng truy cập về cho website của doanh nghiệp, nhờ đó xây dựng hình ảnh sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu và tăng doanh số.

Ví dụ: Chiến dịch #ShareACoke của Coca-Cola triển khai in tên người dùng lên các lon Coca-Cola, khuyến khích người dùng chia sẻ hình ảnh ở mạng xã hội với hashtag #ShareACoke. Chiến dịch đã thành công rực rỡ và tạo trào lưu trên mạng xã hội.

TVC Campaign

TVC Campaign để chỉ một chiến dịch quảng cáo truyền hình tập trung vào sử dụng các đoạn video quảng cáo để truyền tải thông điệp sản phẩm hay thương hiệu đến khán giả. Các TVC thường có sự góp mặt của nhiều Celebrity & KOL và thường được chiếu trên TV xen kẽ giữa chương trình truyền hình hoặc phim. Song hiện nay, TVC campaign cũng xuất hiện nhiều trên cả mạng xã hội như Facebook, Tiktok Youtube để tăng mức độ quảng bá tối đa.

Các TVC Campaign quảng bá cho mùa World Cup 2022 tại Qatar 
Các TVC Campaign quảng bá cho mùa World Cup 2022 tại Qatar

Thời lượng của một TVC Campaign từ 15 giây đến vài phút, tùy vào thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. TVC Campaign là loại hình đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi tầm phủ sóng rộng, tạo ấn tượng mạnh, tăng tin cậy…

Ví dụ: Các TVC quảng bá cho sự kiện thể thao lớn như World Cup, EURO… 

Influencer Marketing Campaign

Influencer Marketing Campaign là chiến dịch tiếp thị sử dụng những người có ảnh hưởng và có lượng fan hâm mộ đông đảo trên mạng xã hội (influencer) như KOL, ca sĩ, diễn viên… để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến khách hàng, doanh nghiệp sẽ hợp tác với người có lượng người theo dõi lớn và có ảnh hưởng trong một lĩnh vực nhất định để truyền tải thông điệp mạnh mẽ.

Ví dụ: Chiến dịch Influencer của Sơn Tùng M-TP và thương hiệu điện thoại OPPO đã tạo nên hiệu ứng truyền thông lớn và thu hút sự quan tâm của giới trẻ.

Seasonal Push Campaign

Seasonal Push Campaign là chiến dịch tập trung vào việc thúc đẩy doanh số bán hàng trong một thời gian nhất định trong năm hoặc vào những dịp sale lớn chẳng hạn như: Black Friday, Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán… Đây là cách mà doanh nghiệp tận dụng tối đa thời điểm người dùng có nhu cầu mua bán cao, qua đó kích cầu mua sắm.

Ví dụ: Chiến dịch “Tết Yêu Thương” của Vinamilk thu được thành công vang dội trong những năm gần đây.

Sponsored Marketing Campaign

Sponsored Marketing Campaign là hình thức quảng cáo khi doanh nghiệp tài trợ cho sự kiện, bộ phim, MV ca nhạc, chương trình từ thiện,… để quảng bá cho thương hiệu. Thường các quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được hiển thị như: tên, logo, banner, sản phẩm,… Sponsored Marketing Campaign đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi truyền tải thông điệp nhanh chóng và dễ tạo ấn tượng với khách hàng.

Ví dụ: Bitis đã tài trợ và đồng hành cùng ca sĩ Sơn Tùng MTP và Soobin Hoàng Sơn trong sản phẩm âm nhạc. Hình ảnh đôi giày Biti’s Hunter ấn tượng khi xuất hiện trên đôi chân của 2 ca sĩ đình đám và tạo nên hiệu ứng truyền thông thành công. 

Bitis là thương hiệu thực hiện thành công nhiều chiến dịch mang đậm nét văn hóa Việt Nam
Bitis là thương hiệu thực hiện thành công nhiều chiến dịch mang đậm nét văn hóa Việt Nam

Digital Ads Campaign

Digital Ads Campaign cũng là một chiến dịch Marketing được sử dụng phổ biến. Đây là chiến dịch quảng bá thương hiệu bỏ chi phí theo lượt hiển thị để thu về lượt click và lượt xem nhằm bán sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng có thể bắt gặp hình thức quảng bá này thông qua Facebook ads, Zalo ads, Youtube hay Instagram.

Ví dụ: Chiến dịch “Đôi giày của bạn, câu chuyện của bạn” của Nike tổ chức trên mạng xã hội, khuyến khích người dùng chia sẻ câu chuyện về đôi giày Nike yêu thích. Đồng thời, Nike chạy các quảng cáo trên Instagram, Facebook với những hình ảnh, video đầy cảm hứng về thể thao và sự đam mê, từ đó tạo ra cộng đồng người dùng gắn bó.

Traditional Marketing Campaign

Traditional Marketing Campaign là hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua các kênh truyền thống và các phương pháp tiếp thị trực tiếp như bảng tin, sách báo, đài phát thanh,… và không sử dụng các công cụ kỹ thuật số. Đây là hình thức quảng cáo đã có từ lâu và vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng đến ngày nay.

Ví dụ: Chiến dịch “Món ngon mỗi ngày” của Vinamilk đã thực hiện quảng cáo qua nhiều hình thức như: Đăng bài viết, hình ảnh quảng cáo trên tờ báo, tạp chí; tổ chức sự kiện tại các trường học, bệnh viện; phát các tờ rơi quảng cáo tại các siêu thị, chợ truyền thống.

Campaign giúp quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ
Campaign giúp quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ

8 bước xây dựng Campaign Marketing thành công

Việc lập kế hoạch Campaign là gì? sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả và độ thành công. Đồng thời, vạch kế hoạch giúp doanh nghiệp nắm rõ lộ trình của toàn bộ chiến dịch, đảm bảo các yêu cầu phù hợp với mục tiêu tổng thể và sử dụng nguồn lực. Dưới đây là các bước để xây dựng campaign “chất như nước cất”:

Đánh giá độ phù hợp của chiến dịch và kế hoạch tổng thể

Yếu tố tiên quyết trong việc xây dựng chiến dịch là chọn được chiến dịch phù hợp với kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp. Bạn cần đánh giá, xem xét và cân nhắc các yếu tố: Thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng và phương thức truyền tải thông điệp.

Đặc biệt, doanh nghiệp phải xác định kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu và tìm hiểu các yếu tố quan trọng như tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, sở thích, hành vi mua hàng… Từ đó truyền tải thông điệp chính xác, điều chỉnh thông điệp phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng.

Đặt KPI và mục tiêu cho chiến dịch

Sau khi đánh giá độ phù hợp của chiến dịch, bước tiếp theo là thiết lập mục tiêu và các chỉ số KPI để đo lường độ thành công. Các tham số của hiệu suất có thể là doanh thu bán hàng, khả năng tương tác trên mạng xã hội, lượt tiếp cận khách hàng mới,… Theo nghiên cứu, việc đặt mục tiêu và KPs có thể tăng nhận thức về thương hiệu đến 15% chỉ trong 6 tháng.

Quyết định ngân sách

Trước khi “bắt tay” vào chiến dịch, doanh nghiệp phải dự trù ngân sách tổng thể, từ đó phân bổ chi tiết cho các phần khác nhau như tiếp thị truyền thông, quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện… Bên cạnh đó, bạn cũng cần chủ động theo dõi, phân tích hiệu suất và điều chỉnh ngân sách hợp lý theo từng giai đoạn.

Cần nắm rõ các bước xây dựng Campaign Marketing thành công
Cần nắm rõ các bước xây dựng Campaign Marketing thành công

Chọn nền tảng truyền thông để tiếp cận

Trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay, bạn có thể lựa chọn kênh truyền thông phù hợp dựa trên các yếu tố như chi phí, phạm vi tiếp cận, tiềm năng tương tác… Hiện phần lớn các campaign đều được “phủ sóng” trên đa kênh để tối đa hóa khả năng hiển thị và mức độ tương tác.

Nếu đối tượng mục tiêu là giới trẻ, sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok… sẽ là lựa chọn tốt nhất. Mặt khác, nếu đối tượng là người lớn tuổi, bạn nên sử dụng các kênh truyền thông như báo chí, truyền hình, đài phát thanh… Còn với khách hàng doanh nghiệp (B2B) là email marketing; khách hàng địa phương nên áp dụng quảng cáo ngoài trời (OOH); còn với tệp khách hàng lớn, phổ thông thì truyền hình sẽ có hiệu quả hơn. Biết rõ kênh triển khai Marketing Campaign là gì, doanh nghiệp sẽ tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

Tạo Timeline cho chiến dịch

Xây dựng timeline chiến dịch cụ thể giúp bạn vạch ra kế hoạch chi tiết theo từng mốc thời gian. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng theo dõi, quản lý và giám sát quá trình thực hiện campaign. Một timeline chi tiết, chỉnh chu giúp đảm bảo các hoạt động của chiến dịch được triển khai hợp lý và hiệu quả.

Bắt đầu triển khai chiến dịch

Sau khi đã hoàn thành kế hoạch và xây dựng timeline, bạn có thể bắt đầu triển khai campaign. Lưu ý trong bước này, bạn hãy đặt ra những deadline, phân bổ nhân lực, ngân sách, công nghệ hợp lý để chiến dịch suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Đo lường hiệu quả

Khi chiến dịch đã triển khai, bạn cần theo dõi và đo lường kết quả. Một số chỉ số hiệu suất (KPI) nên theo dõi gồm: lượt truy cập web, doanh số, khách hàng tiềm năng mới và các chỉ số liên quan đến mục tiêu chiến dịch.

Tùy chỉnh hoặc lặp lại khi cần

Dựa trên kết quả đo lường, bạn có thể so sánh kết quả thu được với mục tiêu đặt ra ban đầu để xem campaign có hiệu quả không, mạnh – yếu ở chỗ nào để cải thiện trong tương lai.

Một số Campaign Marketing thành công điển hình

Thực tế, có rất nhiều chiến dịch được các thương hiệu thực hiện thành công và mang lại nhiều giá trị tích cực đến doanh nghiệp và xã hội. 3 ví dụ điển hình về campaign thành công dưới đây sẽ thể hiện khả năng xác định thời điểm phù hợp, nhắm mục tiêu và truyền tải thông điệp xuất sắc mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong các chiến dịch trong tương lai.

Campaign “Cảm ơn” của BAEMIN

Chiến dịch “Cảm ơn” của BAEMIN nhân dịp sinh nhật 3 tuổi là ví dụ điển hình về Campaign Marketing thành công. Đầu tiên, chiến dịch được triển khai từ online tới offline, sử dụng viral mạng xã hội và hiệu ứng truyền miệng để lan tỏa thông điệp và tiếp cận lượng người xem khổng lồ.

Cụ thể, BAEMIN đã sử dụng quảng cáo ngoài trời (Billboard, Pano, DOOH), quảng cáo trên ứng dụng giải trí như YouTube, Spotify, Zing MP3… booking post ở fanpage Facebook hot, đăng bài trên báo điện tử…

BAEMIN sáng tạo rất nhiều thông điệp cảm ơn, mỗi nền tảng truyền tải lời cảm ơn dễ thương khác nhau:

– “Cảm ơn bạn 3 năm qua đã dành vài giây xem quảng cáo BAEMIN mỗi lần dừng đèn đỏ” – Lời nhắn tới người đi đường qua Billboard, Pano trên đường phố.

– “Nhân dịp sinh nhật, cảm ơn bạn 3 năm qua vì những lần Skip Ad để BAEMIN biết mình cần làm quảng cáo hay hơn nữa” – Lời cảm ơn được hiển thị Youtube.

Không chỉ vậy, chiến dịch của BAEMIN không sử dụng font chữ quen thuộc mà dùng dòng viết tay dễ thương, gần gũi. Dưới mỗi lời nhắn cảm ơn, BEAMIN còn để tên viết tắt của đội ngũ nhân sự như “P, L, M, B, J từ team Design”, “N. Team Marketing BAEMIN”…

Có thể nói, “Cảm ơn” của BAEMIN tạo ra những giá trị vượt mong đợi, không chỉ giúp tăng doanh số mà còn xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, khách hàng yêu mến.

Chiến dịch “cảm ơn” dịp sinh nhật 3 tuổi của BAEMIN ghi điểm mạnh mẽ với người dùng 
Chiến dịch “cảm ơn” dịp sinh nhật 3 tuổi của BAEMIN ghi điểm mạnh mẽ với người dùng

Campaign “Đi về nhà” – Honda & Đen Vâu

“Đi Về Nhà” là sản phẩm âm nhạc hợp tác với rapper Đen Vâu, ca sĩ JustaTee, thuộc Campaign Marketing Tết Nguyên Đán 2021 của Honda Việt Nam.

Thông điệp của chiến dịch xoanh quanh tình cảm gia đình, sự trở về trong dịp Tết và kết nối cảm xúc chạm đến trái tim của đông đảo người Việt. Với phong cách âm nhạc “chất real” và mộc mạc, từng câu hát “đường về nhà là vào tim ta” vang lên và kết nối những con người phương xa lại với nhau.

“Đi Về Nhà” - Chiến dịch đại thắng mùa Tết 2021 của Honda Việt Nam
“Đi Về Nhà” – Chiến dịch đại thắng mùa Tết 2021 của Honda Việt Nam

Đặc biệt, Honda đã khai thác đúng đối tượng khách hàng là những người tìm kiếm sự tiện lợi, tiết kiệm trong hành trình di chuyển về nhà trong dịp lễ, Tết. Honda cũng trở thành người đồng hành, qua đó tạo ra sự gắn kết bền vững giữa khách hàng và thương hiệu.

Đi Về Nhà đã gây “bão mạng” suốt mùa Tết khi hàng triệu người chia sẻ video và bài hát, tạo ra hiệu ứng viral trên các nền tảng mạng xã hội. Theo thống kê của Buzzmetrics, Đi Về Nhà còn chiếm vị trí số 1 trên BXH Chiến dịch Tết nổi bật năm 2021.

Campaign “Bẩn là tốt” – OMO

“Bẩn là tốt” là chiến dịch được vận hành với nhiều cái tên khác nhau ở các quốc gia, song OMO luôn được định vị với triết lý duy nhất là “Dirt is good/ Bẩn là tốt”. Với tư duy lạ “Chất bẩn = trải nghiệm thực tế = tốt”, OMO chấp nhận mọi rủi ro, dũng cảm đi ngược dòng lối suy nghĩ mòn từ xưa đến nay. Đánh vào tâm lý có phần “nghịch lý” của các bà mẹ là muốn con có môi trường lý tưởng để phát triển mọi khả năng và tư duy tiềm ẩn, nhưng lại e dè khi quần áo con lấm lem, từ đó OMO đã đưa tới slogan: “Hãy cứ để con vui đùa, quần áo bẩn đã có OMO”.

OMO tinh tế lồng ghép sự gắn kết tình cảm và những hành động tốt đơn giản hằng ngày, như cậu bé bị lấm bẩn khi tự tay làm tặng mẹ chiếc bánh sinh nhật (Indonesia), hay hình ảnh của những đứa trẻ lấm bẩn khi cố gắng làm điều tốt trong ngày Tết (Việt Nam). Những câu chuyện trong chiến dịch “Dirt is Good” vốn rất tươi sáng và đầy màu sắc, vì vậy kênh truyền thông trọng tâm là TVC. Vượt xa cả dự đoán, “Dirt is good” giúp thị phần thương hiệu OMO tăng nhanh đến ngỡ ngàng.

Qua những case study trên, có thể thấy, để tạo một chiến dịch thật sự thành công, đòi hỏi marketing phải có tư duy sáng tạo – mới và kết nối cảm xúc. Và để làm được điều này, việc lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing “cực chất” đóng vai trò tiên quyết.

Với kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng từ đội ngũ Marketer thực chiến chuyên nghiệp, ZIP Agency tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing Đà Nẵng trọn gói từ A – Z. Trong đó, thực hiện Campaign Marketing trên đa nền tảng được ZIP hứa hẹn mang đến thành công bứt phá, chạm tới cảm xúc và tạo dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu từ A – Z cho câu trả lời Campaign là gì và quy trình tạo ra chiến dịch marketing “chất như nước cất”. Các chiến dịch là “đòn bẩy” tuyệt vời để doanh nghiệp cải thiện doanh thu và hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các Campaign Marketing đều được tạo ra với “công thức” như nhau và chiến dịch hoàn toàn có thể thất bại, tổn thất nặng nề đến hình ảnh thương hiệu nếu không được đầu tư và thực hiện với quy trình chuẩn chỉnh.

Nếu doanh nghiệp bạn chưa có đủ kinh nghiệm thực hiện campaign, đừng quên ZIP Agencycông ty Marketing Đà Nẵng uy tín luôn đồng hành để tạo ra các campaign thành công rực rỡ, gần gũi người dùng.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *