TrustRank là gì? Bí quyết tăng trust giúp website lên top nhanh

TrustRank là gì

TrustRank là một tiêu chí quan trọng trong SEO, dùng để đánh giá độ uy tín của website trong mắt người dùng và cả các công cụ tìm kiếm. Vậy TrustRank là gì và làm thế nào tối ưu chỉ số này để Google đánh giá cao? Hãy cùng ZIP Agency đi sâu vào khái niệm, cơ chế hoạt động, vai trò và khai phá các cách hiệu quả nhất để tăng TrustRank trong năm 2025.

TrustRank là gì và cơ chế hoạt động của TrustRank?

TrustRank là gì? TrustRank là thuật ngữ dùng để đo lường, đánh giá mức độ uy tín và đáng tin cậy của một website dựa trên mối liên kết với các website gốc như trang của chính phủ (.gov), tổ chức giáo dục (.edu), báo chí lớn hoặc tổ chức uy tín.

  • Nếu website của bạn chứa nhiều liên kết từ các trang đáng tin cậy (như trang chính phủ, trường học, báo lớn…) và content của bạn chất lượng thì Google sẽ đánh giá cao và ưu tiên hiển thị trang của bạn trên kết quả tìm kiếm.
  • Ngược lại, nếu website chứa nội dung hoặc liên kết kém chất lượng hay không đáng tin cậy thì Google sẽ “hạ điểm tín nhiệm” website và thứ hạng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian dài nếu không có biện pháp khắc phục.
TrustRank là gì? TrustRank là thuật toán được google sử dụng để đánh giá độ tin cậy của website 
TrustRank là gì? TrustRank là thuật toán được google sử dụng để đánh giá độ tin cậy của website

Để hiểu hơn về TrustRank là gì – mời bạn theo ví dụ sau:

Giả sử một website về sức khỏe đáng tin cậy là health.gov và được Google xem là trang web gốc. 

  • Khi blog cá nhân về dinh dưỡng nhận được backlink trực tiếp từ health.gov thì blog đó sẽ được cộng điểm TrustRank rất cao. 
  • Tuy nhiên, nếu trang web chỉ được liên kết gián tiếp, ví dụ: từ blog A (có backlink từ health.gov) tới blog B rồi đến website cần đánh giá thì điểm TrustRank sẽ bị giảm dần theo khoảng cách của chuỗi liên kết này. 

Tóm lại, càng gần các nguồn tin cậy, điểm TrustRank càng cao!

TrustRank ảnh hưởng thế nào đến thứ hạng website?

Trong bối cảnh thế giới SEO đầy biến động, TrustRank quyết định trực tiếp đến thứ hạng từ khóa trên Google, Cốc Cốc… Một bài viết tốt có thể khó lên top tìm kiếm nếu được đăng trên website có TrustRank thấp. Điều này cho thấy: không chỉ nội dung, mà độ uy tín của toàn bộ website cũng ảnh hưởng mạnh đến khả năng SEO.

  • Khi website có độ TrustRank cao sẽ được Google đánh giá là nguồn thông tin đáng tin cậy, an toàn và hữu ích cho người đọc. Khi đó, Google sẽ ưu tiên hiển thị website này ở vị trí cao, đặc biệt đối với vấn đề cần độ chính xác và uy tín cao như y tế, tài chính, pháp luật… 
  • Các website có TrustRank thấp sẽ bị Google nghi ngờ về chất lượng, có nguy cơ bị xếp hạng thấp, thậm chí bị phạtloại bỏ nếu phát hiện có hành vi spam hoặc lừa đảo. 

Do đó, trong bối cảnh SEO hiện đại, việc xây dựng độ uy tín và tin cậy là yếu tố sống còn.

Sự khác biệt giữa Pagerank và TrustRank là gì?

Trong quá khứ, PageRank là thuật toán được Google phát triển nhằm đo lường mức độ quan trọng của một website dựa trên số lượng và chất lượng backlink trỏ về. Một website nhận được nhiều liên kết từ các trang có PageRank cao sẽ được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, PageRank dễ bị thao túng bởi các chiến thuật “spam link” hoặc xây dựng hệ thống backlink số lượng lớn nhưng kém chất lượng, khiến kết quả xếp hạng không còn chính xác như mong muốn.

Để giải quyết vấn đề này, Google (và các nhà phát triển công cụ tìm kiếm khác) đã xây dựng thêm các thuật toán như TrustRank, với mục tiêu đánh giá độ tin cậy của một website thay vì chỉ dựa vào mức độ phổ biến. Dưới đây là điểm khác nhau giữa Pagerank và TrustRank:

Tiêu chí  PageRank TrustRank
Mục tiêu  Đánh giá sức mạnh và mức độ phổ biến của website. Đánh giá độ tin cậy và uy tín website.
Cơ chế hoạt động  Truyền sức mạnh xếp hạng qua các liên kết từ bất kỳ nguồn nào. Truyền độ tin cậy từ các website cực kỳ uy tín như: .gov, .edu, báo chí chính thống… 
Tính chất  Liên quan số lượng và sức mạnh của liên kết trỏ về. Quan tâm đến chất lượng và độ tin cậy của liên kết.
Mức độ thao túng  Dễ bị thao túng bởi liên kết kém chất lượng. Rất khó bị thao túng vì dựa vào nguồn tin cậy gốc.
Vai trò  Vẫn là yếu tố tăng thứ hạng website trên google, song ít được chú trọng Ngày càng quan trọng, là yếu tố then chốt quyết định thứ hạng website bền vững (theo Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness (E-E-A-T)).
Trustrank và Pagerank là hai chỉ số thể hiện giá trị khác nhau
Trustrank và Pagerank là hai chỉ số thể hiện giá trị khác nhau

4 yếu tố ảnh hưởng đến TrustRank của website

TrustRank được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, việc hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp SEOer có chiến lược tối ưu hóa thứ hạng hiệu quả.

Tên miền (domain)

Tên miền đóng vai trò quan trọng khi xây dựng TrustRank. Các yếu tố được lưu ý là tuổi đời, lịch sử và phần mở rộng của tên miền.

  • Tuổi đời: Tên miền có tuổi đời lâu năm, có lượng truy cập cao cho thấy website có sự ổn định và lâu dài nên luôn được Google đánh giá cao về độ tin cậy.
  • Lịch sử: Tên miền từng bị phạt, bị spam hoặc lịch sử hoạt động không tốt rất khó để lấy lại độ tin cậy vì Google sẽ ghi nhớ lịch sử này và khiến TrustRank bị đánh giá thấp.
  • Phần mở rộng: Phần mở rộng của tên miền cũng ảnh hưởng đến cách Google đánh giá độ tin cậy. 
  • Các đuôi như .gov, .edu thường được coi là rất uy tín, vì thuộc về tổ chức chính phủ hoặc giáo dục – những nguồn thông tin đáng tin cậy.
  • Các tên miền phổ biến như .com, .net, .org cũng có thể đạt được TrustRank cao, nhưng cần thời gian và quá trình xây dựng uy tín bền vững.
  • Một số đuôi tên miền lạ, giá rẻ hoặc ít phổ biến (.xyz, .info…) thường bị gắn mác spam nếu không được vận hành một cách chuyên nghiệp.
Tên miền là yếu tố quan trọng quyết định đến độ trust của website 
Tên miền là yếu tố quan trọng quyết định đến độ trust của website

Chất lượng backlink và nguồn liên kết

Đây là yếu tố then chốt nhất ảnh hưởng đến TrustRank. 

Như đã chia sẻ, 1 backlink từ các website có TrustRank cao (như trang chính phủ, trường học…) có giá trị hơn hàng trăm backlink từ các diễn đàn kém chất lượng.

Bên cạnh đó, backlink liên kết từ trang web có nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung của bạn sẽ được đánh giá cao hơn. Google muốn thấy các liên kết tự nhiên, hữu ích cho người dùng.

Chất lượng nội dung của trang nguồn cũng rất quan trọng để tăng điểm TrustRank. Website chứa backlink cần có nội dung chất lượng, được cập nhật thông tin thường xuyên và không có dấu hiệu spam sẽ giúp tăng điểm TrustRank.

Chất lượng backlink và nguồn liên kết tin cậy giúp tăng TrustRank website
Chất lượng backlink và nguồn liên kết tin cậy giúp tăng TrustRank website

Lỗi 404 Not Found

Lỗi 404 (trang không tìm thấy) càng nhiều sẽ càng giảm TrustRank. Google luôn ưu tiên trải nghiệm người dùng, quá nhiều lỗi 404 khiến người dùng gặp trang trống, gây thất vọng và có thể rời bỏ website.

Mặt khác, khi gặp phải lỗi 404, Google thường tốn thời gian và tài nguyên để thu thập dữ liệu một trang không tồn tại. Điều này làm giảm hiệu quả thu thập dữ liệu và gián tiếp ảnh hưởng đến độ trust của website.

Lỗi trang không tìm thấy sẽ làm giảm đáng kể độ trust 
Lỗi trang không tìm thấy sẽ làm giảm đáng kể độ trust

Internal Link (liên kết nội bộ)

Việc lạm dụng hoặc tạo Internal Link không hợp lý có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc phân tán độ TrustRank. Một cấu trúc liên kết lộn xộn, không logic sẽ khiến Googlebot khó hiểu được cấu trúc website và không đánh giá đúng giá trị. Do đó, bạn cần sắp xếp hợp lý các Internal Link để phân phối độ trust hiệu quả hơn.

8 Mẹo hay giúp tăng TrustRank cho website hiệu quả

Để xây dựng website có Trust cao và đạt được thứ hạng cao, cần triển khai chiến lược toàn diện, tập trung vào tính chất lượng và uy tín. Dưới đây là 8 bí quyết hàng đầu giúp tăng TrustRank được các chuyên gia SEO khuyên trong năm 2025:

Xây dựng Backlink chất lượng và tạo liên kết từ các website uy tín

Đây là cách hiệu quả nhất để truyền TrustRank trực tiếp cho website. Các backlink từ tên miền .gov, .edu, trang báo điện tử lớn… sẽ được Google đánh giá rất cao về độ tin cậy. 

Để đạt được điều này, website của bạn cần xây dựng mối quan hệ, nội dung chất lượng cao để các nguồn này muốn liên kết một cách tự nhiên (ví dụ: thông qua nghiên cứu chuyên sâu, báo cáo ngành…).

Tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp – Google Business Profile

Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại địa phương hoặc có cửa hàng thực tế, việc tối ưu hóa Google Business Profile (trước đây là Google My Business) là yếu tố then chốt để nâng cao độ tin cậy trong mắt Google. 

  • Thông tin đầy đủ, chính xác và được xác minh giúp Google hiểu rõ bạn là ai, đang cung cấp dịch vụ gì, ở đâu.
  • Hình ảnh thực tế, giờ mở cửa, số điện thoại, website, vị trí bản đồ… là những yếu tố bắt buộc để tạo dựng niềm tin với cả người dùng và Google.
  • Đánh giá (review) tích cực từ khách hàng không chỉ giúp tăng CTR mà còn là tín hiệu mạnh mẽ về độ uy tín – yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến TrustRank.
Xây dựng hồ sơ doanh nghiệp đủ thông tin, xác minh đầy đủ và nhận feedback khách hàng tích cực là điểm cộng lớn tăng TrustRank 
Xây dựng hồ sơ doanh nghiệp đủ thông tin, xác minh đầy đủ và nhận feedback khách hàng tích cực là điểm cộng lớn tăng TrustRank

Chứng minh uy tín của tác giả sản xuất nội dung

Trong bộ tiêu chí EEAT (Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) của Google thì việc chứng minh tác giả có chuyên môn, chính xác và đáng tin cậy rất quan trọng.

  • Tạo hồ sơ tác giả: Liên kết nội dung với hồ sơ tác giả có thông tin rõ ràng về bằng cấp, giải thưởng, kinh nghiệm.
  • Xây dựng Entity uy tín: Bạn cần tạo các thực thể (entity) rõ ràng cho thương hiệu, tác giả, sản phẩm/dịch vụ trên các nền tảng uy tín như Wikipedia, Crunchbase… để Google nhận diện và hiểu rõ hơn, từ đó tăng độ trust.

Cập nhật thường xuyên nội dung mới, chuyên sâu

Hiện nay, Google luôn ưu tiên các website cung cấp nội dung tươi mới, chuyên sâu và có giá trị cho người dùng. Do đó, bạn cần đảm bảo website được cập nhật nội dung mới, hữu ích thường xuyên. Đồng thời, nội dung cũng phải chuyên sâu, chính xác, được nghiên cứu kỹ lưỡng, cung cấp giá trị cho người đọc, từ đó tăng uy tín cho website.

Đăng ký chứng chỉ bảo mật SSL

Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) là yếu tố khá quan trọng để xây dựng và xếp hạng TrustRank. Website có SSL (https://) cho thấy mọi dữ liệu trao đổi giữa người dùng và website đều được mã hóa và bảo mật. Website không có SSL sẽ bị đánh dấu là “không an toàn” trên trình duyệt, ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng và chỉ số trust.

Cung cấp đầy đủ thông tin: Liên hệ, Điều khoản, Chính sách bảo mật

Website đáng tin cậy luôn cần minh bạch thông tin:

  • Thông tin liên hệ: Địa chỉ, số điện thoại, email, bản đồ… giúp người dùng dễ dàng liên hệ và Google xác minh được doanh nghiệp có thật.
  • Trang giới thiệu doanh nghiệp (about us): Cung cấp thông tin về lịch sử, sứ mệnh, giá trị, đội ngũ… Đây là cơ hội để bạn kể câu chuyện thương hiệu, gia tăng sự kết nối cảm xúc và niềm tin từ người đọc. Đồng thời, với Google, thông tin giới thiệu một tín hiệu mạnh mẽ chứng minh tính xác thực (Authoritativeness) của website và tổ chức đứng sau.
  • Chính sách bảo mật, điều khoản dịch vụ, đổi trả: Các thông tin này chứng minh sự chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm của doanh nghiệp với người dùng. Google đánh giá cao các website tuân thủ các quy định này.
Từ ban đầu, website cần cung cấp đầy đủ thông tin: Liên hệ, Điều khoản, Chính sách bảo mật
Từ ban đầu, website cần cung cấp đầy đủ thông tin: Liên hệ, Điều khoản, Chính sách bảo mật

Tăng độ tin cậy qua review thật, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm 

Một website nhận được nhiều feedback từ khách hàng thực tế là bằng chứng mạnh mẽ nhất để chứng minh độ tin cậy.

  • Review tích cực: Bạn khuyến khích khách hàng để lại đánh giá chân thực và tích cực trên Google Business Profile, mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử, website… sẽ tăng cường độ trust rất lớn.
  • Giấy chứng nhận, giải thưởng: Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn có các giấy chứng nhận chất lượng, giải thưởng ngành, chứng nhận ISO, hay các chứng nhận hợp quy khác, hãy công bố rõ ràng trên website. Đây là những bằng chứng vững chắc về chất lượng và uy tín.

Kiểm tra định kỳ các liên kết hỏng (Broken links)

Các liên kết bị hỏng không chỉ ảnh hưởng trải nghiệm người dùng mà còn khiến google đánh giá tiêu cực. Khi người dùng nhấp vào liên kết nhưng không thể truy cập trang đích sẽ thất vọng và rời khỏi website. Không chỉ vậy, googlebot cũng sẽ mất thời gian để thu thập dữ liệu các liên kết không tồn tại, làm giảm hiệu quả thu thập dữ liệu website. 

Để ngăn tình trạng này, bạn cần thường xuyên sử dụng các công cụ kiểm tra liên kết như Screaming Frog, Ahrefs… để phát hiện và khắc phục các liên kết hỏng kịp thời, giúp duy trì độ trust ở mức cao nhất.

Để đạt được TrustRank cao, website phải đáp ứng được các tiêu chí đánh giá của Google.
Để đạt được TrustRank cao, website phải đáp ứng được các tiêu chí đánh giá của Google.

ZIP Agency – Đồng hành tăng TrustRank hiệu quả cho doanh nghiệp

công ty marketing Đà Nẵng uy tín, ZIP Agency không chỉ mang đến giải pháp Marketing tổng thể trọn gói từ chiến lược đến thực thi, mà chúng tôi còn đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai các hạng mục quan trọng trong dịch vụ SEO:

  • Cải thiện chỉ số trust với kế hoạch triển khai rõ ràng.
  • Thiết kế website chuẩn SEO & tối ưu trải nghiệm người dùng
  • Sản xuất nội dung chuyên sâu, được Google đánh giá cao về E-E-A-T
  • Tối ưu hóa Google Business Profile, tăng sự hiện diện của bạn tại địa phương
  • Kiểm tra và xử lý liên kết hỏng định kỳ, đảm bảo độ tin cậy
  • Quản trị nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp, gia tăng tín hiệu trust đa kênh

ZIP không chỉ giúp website lên TOP bền vững, mà còn giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với Google và khách hàng, từ đó chinh phục thứ hạng cao và bứt phá doanh số dài hạn. Quý doanh nghiệp quan tâm, vui lòng liên hệ nhanh hotline 0901.969.111 để được tư vấn!

Những câu hỏi thường gặp về TrustRank

Công cụ nào đo chỉ số TrustRank hiệu quả, chính xác?

Thực tế, TrustRank là chỉ số nội bộ của Google và không có công cụ đo lường chính xác giá trị TrustRank của website. Tuy nhiên, các công cụ SEO chuyên nghiệp như Ahrefs (với Domain Rating – DR, URL Rating – UR), Moz (với Domain Authority – DA, Page Authority – PA), Semrush (với Authority Score) có thể ước tính mức độ uy tín và thẩm quyền của website. Mặc dù không đo chỉ số TrustRank chính xác, song các công cụ trên là nguồn tham khảo đáng tin cậy để đánh giá và cải thiện độ trust website tổng thể.

Để kiểm tra độ trust, các SEO-er có thể dùng công cụ hỗ trợ 
Để kiểm tra độ trust, các SEO-er có thể dùng công cụ hỗ trợ

Cách kiểm tra website đang có độ trust bao nhiêu?

Việc kiểm tra độ trust của website là bước quan trọng để đánh giá uy tín thương hiệu trực tuyến. Để kiểm tra độ trust, các SEOer có thể dùng các công cụ uy tín như Moz (Domain Authority – DA), Ahrefs (Domain Rating – DR), Majestic (Trust Flow), Website Trust Checker để chấm điểm theo thang 0 – 100 điểm:

  • 0 – 20 điểm: Website mới hoặc kém uy tín, dễ bị nghi là spam.
  • 21 – 40 điểm: Website đang phát triển, có nền tảng SEO cơ bản.
  • 41 – 60 điểm: Website có mức độ tin cậy khá, backlink chất lượng tăng dần.
  • 61 – 80 điểm: Website uy tín, nội dung tốt, phù hợp để đẩy mạnh SEO.
  • 81 – 100 điểm: Rất đáng tin cậy, thường là website lớn, báo chí, nổi tiếng.

Điểm số đánh giá trên dựa vào các tiêu chí như backlink chất lượng, tên miền, mức độ an toàn, nội dung chất lượng và tần suất cập nhật website. Việc kiểm tra độ trust định kỳ giúp nhận diện điểm yếu để cải thiện và nâng cao thứ hạng SEO bền vững.

Có thể tăng TrustRank trong thời gian ngắn?

Không. TrustRank là chỉ số phản ánh mức độ tin cậy và uy tín của website trong mắt Google – điều không thể xây dựng trong ngày một ngày hai. Nó đòi hỏi quá trình tích lũy bền vững: từ backlink chất lượng cao, nội dung chuyên sâu, thông tin minh bạch đến các tín hiệu tin cậy như đánh giá thật từ người dùng.

Mọi nỗ lực “đốt cháy giai đoạn” nhằm thao túng TrustRank đều tiềm ẩn rủi ro bị Google phát hiện và xử phạt – không chỉ làm mất uy tín mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng website.

Tổng kết

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ TrustRank là gì và nắm được những bí quyết cốt lõi để xây dựng độ tin cậy cho website – nền tảng quan trọng trong mọi chiến lược SEO bền vững. 

Chúc bạn sớm nâng cao TrustRank, vượt top Googletăng trưởng doanh thu vững chắc trong năm 2025.

Có thể bạn sẽ cần:

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *