Một trong những chìa khóa giúp các chiến lược Marketing đạt được thành công là vận dụng hiệu quả mô hình 7P Marketing. Mô hình này được phát triển từ 4P truyền thống, giúp tạo nên những trải nghiệm tiếp thị đa chiều từ việc nâng cao nhận thức, tạo nhu cầu đến thúc đẩy hành vi mua hàng. Vậy cụ thể 7P Marketing là gì? Làm thế nào để ứng dụng Marketing Mix 7P thành công? Cùng ZIP Agency tìm hiểu và phân tích kỹ hơn về thuật ngữ này nhé!
7P Marketing là gì? Sự khác biệt giữa 7P và 4P Marketing
Chiến lược marketing 7P là gì? Đây là một khung chiến lược mở rộng từ 4P truyền thống, không chỉ tập trung vào việc làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà còn hướng đến việc tạo dựng một hệ thống tiếp thị toàn diện. Chiến lược này bao gồm 7 yếu tố quan trọng: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Xúc tiến), People (Con người), Process (Quy trình) và Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình). Các yếu tố này luôn phải tương tác và kết hợp chặt chẽ với nhau để tạo nên thành công cho chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Qua thông tin 7P Marketing là gì được ZIP Agency cung cấp ở trên, chắc hẳn bạn cũng phần nào nhìn nhận được sự khác nhau rõ rệt giữa 4P và 7P trong Marketing. Cụ thể, 7P chính là phiên bản nâng cấp toàn diện của chiến lược 4P truyền thống:
- Mô hình 4P: Chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm hữu hình với trọng tâm chính là sản phẩm mà không dành nhiều sự quan tâm đến dịch vụ khách hàng. Bốn yếu tố bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối) và Promotion (Xúc tiến).
- Mô hình 7P: Là sự mở rộng từ 4P truyền thống, bổ sung thêm ba yếu tố People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (bằng chứng hữu hình). Không những tập trung phát triển sản phẩm, 7P còn hướng tới trải nghiệm dịch vụ khách hàng. Vì lý do này, 7P thường được áp dụng nhiều hơn trong lĩnh vực dịch vụ, giúp doanh nghiệp phát triển toàn diện.
Các thành phần trong Marketing 7P là gì?
Để hiểu hơn về Marketing 7P là gì, chúng ta cùng đi sâu vào từng thành phần trong 7P nhé!
Product (Sản phẩm)
Chữ “P” đầu tiên trong mô hình 7P Marketing là Product (Sản phẩm), yếu tố then chốt tạo nên nền tảng của mọi doanh nghiệp. Trước đây, sản phẩm chỉ giới hạn ở các mặt hàng hữu hình thì ngày nay khái niệm này đã mở rộng bao gồm cả hàng hóa vô hình, tức dịch vụ. Không những vậy, toàn bộ giá trị mà khách hàng nhận được khi dùng sản phẩm/ dịch vụ cũng được xem là Product.
Nên nhớ rằng, một sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu và mang lại giá trị sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tăng doanh thu và xây dựng thương hiệu vững mạnh.
Bên cạnh đó, việc hiểu rõ vòng đời sản phẩm, bao gồm: giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái cũng rất quan trọng. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn về chiến lược giá, quảng bá và định vị trên thị trường.
Price (Giá cả)
Giá cả là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên Marketing Mix. Giá không chỉ tác động trực tiếp đến lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến vị thế của thương hiệu, chiến lược giá cạnh tranh đối thủ, chi phí,…
Việc điều chỉnh giá của sản phẩm có thể làm thay đổi toàn bộ chiến lược Marketing của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến doanh số và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Vì vậy, trước khi điều chỉnh giá, doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố: chi phí sản xuất, chi phí Marketing, mục tiêu kinh doanh, đối thủ cạnh tranh cũng như khả năng chi trả của khách hàng để cân bằng giữa các yếu tố.
Ví dụ: Một đôi giày Adidas thường được định giá cao hơn so với những đôi giày cùng phân khúc nhưng không có thương hiệu. Mức giá chênh lệch này nhờ vào giá trị thương hiệu, chất lượng cũng như thiết kế sản phẩm.
Place (Địa điểm)
Trong Marketing, khái niệm Place không chỉ đơn thuần là địa điểm mà còn bao gồm các kênh phân phối hoặc trung gian, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Hiện nay, có 2 hình thức phân phối sản phẩm:
- Kênh trực tiếp: Doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho khách hàng không thông qua trung gian
- Kênh gián tiếp: Doanh nghiệp dùng các trung gian như đại lý, nhà bán lẻ, nhà phân phối
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân phối sản phẩm qua siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi hoặc các sàn thương mại điện tử như Lazada, TikTokShop, Shopee.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, việc tiếp cận đa kênh (kết hợp giữa online và offline) là rất cần thiết. Điều này sẽ tạo ra một trải nghiệm mua sắm liền mạch, từ đó nâng cao sự hài lòng và trung thành của khách hàng.
Promotion (Quảng bá)
Promotion bao gồm các hoạt động như quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyến mãi và bán hàng cá nhân. Mục tiêu là giúp khách hàng nhận thức được giá trị của sản phẩm và thuyết phục họ chấp nhận mức giá mà bạn đề ra.
Promotion không chỉ giúp gia tăng doanh thu mà còn góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu, gia tăng lòng trung thành và củng cố lợi thế cạnh tranh. Thông qua các hoạt động tiếp thị, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp, giá trị và lợi ích của sản phẩm/dịch vụ đến đúng đối tượng mục tiêu, từ đó thúc đẩy quyết định mua hàng.
Song song đó, các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội và truyền hình cũng sẽ lan tỏa thông điệp đến các đối tượng khách hàng rộng lớn, tạo sự kết hợp linh hoạt để đạt được hiệu quả cao nhất.
People (Con người)
Trong Marketing Mix, People không chỉ đơn thuần đề cập đến người mua hàng, khách hàng mục tiêu mà còn mở rộng đến tất cả các cá nhân trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.
Bởi mô hình 7P lấy khách hàng làm trung tâm nên yếu tố con người giữ vai trò then chốt trong quá trình định hình trải nghiệm khách hàng, từ chất lượng sản phẩm đến công tác hỗ trợ, tương tác.
Ví dụ: Nhân viên tại Haidilao luôn phục vụ khách hàng với sự tận tâm, luôn tươi cười và nhiệt tình, sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng mọi yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn thực hiện các hoạt động như tặng quà cho trẻ em, tổ chức tiệc sinh nhật, biểu diễn,…
Process (Quy trình)
Trong mô hình 7Ps, yếu tố ‘Quy trình’ liên quan đến cách mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, cũng như các dịch vụ hỗ trợ sau khi khách hàng hoàn tất giao dịch mua hàng. Đây là các quy trình quan trọng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng từ lúc đặt hàng đến khi nhận được sản phẩm/ dịch vụ.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quy trình bán hàng riêng, tùy vào lĩnh vực hoạt động cũng như sản phẩm cung cấp. Mặc dù có sự khác biệt nhưng quy trình bán hàng hiệu quả thường gồm các bước : Xác định khách hàng mục tiêu > Tiếp cận khách hàng > Xây dựng mối quan hệ > Giải đáp và tư vấn > Xử lý và giao đơn hàng > Chăm sóc khách hàng sau bán > Đánh giá và cải thiện.
Việc lập bản đồ hành trình khách hàng được xem là công cụ quan trọng để doanh nghiệp hiểu rõ trải nghiệm khách hàng, từ đó nhận diện được những điểm nghẽn và tìm được cách nâng cao quy trình bán hàng của mình.
Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)
Chữ P cuối trong mô hình Marketing Mix 7P đại diện cho bằng chứng hữu hình. Nó ám chỉ đến những yếu tố vật chất và các hình thức tương tác mà khách hàng có thể nhìn thấy và chạm vào, bao gồm sản phẩm, biên nhận, cửa hàng, túi xách, bao bì,… và các vật dụng có nhãn hiệu khác.
Những bằng chứng hữu hình của doanh nghiệp:
- Sản phẩm: Chất lượng và thiết kế sản phẩm là yếu tố cốt lõi.
- Điểm bán, cung cấp dịch vụ: Cách bố trí, trang trí không gian và môi trường cửa hàng.
- Biên nhận và hóa đơn: Xác nhận giao dịch và phản ánh tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
- Bao bì và túi đựng: Thiết kế và chất lượng của bao bì góp phần tạo nên ấn tượng ban đầu.
- Nhãn hiệu và logo: Giúp khách hàng nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin.
- Đầu tư vào nhân viên: Sự chuyên nghiệp được thể hiện thông qua đồng phục và phong cách giao tiếp của nhân viên.
- Môi trường làm việc: Sạch sẽ, ngăn nắp giúp tạo ấn tượng tích cực với khách hàng.
Vai trò của 7P trong Marketing
Chiến lược 7P là một phương pháp tiếp thị toàn diện và rất quan trọng với doanh nghiệp. Mô hình này không chỉ hiện diện trong mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh, từ khi hình thành ý tưởng sản xuất cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Bằng cách áp dụng 7P trong marketing, doanh nghiệp sẽ hiểu được nhu cầu thị trường để đưa ra các hoạt động phù hợp nhằm đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng nhờ vào việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Hơn nữa, 7P còn giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm hoặc dịch vụ quốc tế và ngược lại. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi tiếp cận thị trường toàn cầu, nâng cao hiệu quả trong hoạt động thương mại quốc tế.
Cách ứng dụng 7P Marketing trong lập chiến lược Marketing
Sau khi đã hiểu được tường tận 7P trong Marketing là gì cũng như vai trò của nó, bạn nên ứng dụng 7P như thế nào để mang đến kết quả chiến lược Marketing thành công nhất. ZIP Agency sẽ bật mí cho bạn ở nội dung bên dưới:
Phân tích thị trường
Muốn dẫn đầu thị trường trước hết bạn cần phải hiểu rõ cuộc chơi. Việc thực hiện nghiên cứu thị trường bài bản sẽ giúp doanh nghiệp biết được rõ mong muốn của khách hàng, điểm mạnh – điểm yếu của đối thủ, xu hướng cũng như quy mô thị trường. Để nghiên cứu, bạn cần kết hợp nhiều nguồn với nhau như báo cáo ngành hàng, khảo sát chuyên gia, khảo sát khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh.
Xác định đối tượng mục tiêu
Hãy tìm hiểu khách hàng mục tiêu của bạn như hiểu một người bạn. Doanh nghiệp nên nắm bắt được sở thích, hành vi mua sắm, những nơi họ thường xuất hiện. Phác thảo chân dung khách hàng dựa vào những thông tin đã thu thập nhằm cá nhân hóa thông điệp tiếp thị.
Việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu sẽ giúp chiến lược tiếp thị của bạn nhắm đúng vào những con người cụ thể chứ không phải một đám đông vô hình.
Phát triển sản phẩm
Như ZIP Agency đã nói ở trên, sản phẩm như trái tim của hoạt động kinh doanh. Do đó, bạn nên:
- Tập trung vào việc giải quyết vấn đề của khách hàng.
- Đi đầu trong việc tạo ra thị trường mới, nhu cầu mới, cải tiến sản phẩm dựa vào phản hồi của khách hàng.
- Nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm sớm nhằm tránh những sai lầm lớn.
Chiến lược định giá
Ở bước này, câu hỏi đặt ra là nên định giá theo chi phí hay giá trị? Định giá chi phí dựa vào tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận cố định. Trong khi đó, định giá theo giá trị dựa vào giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.
Sau đây là những chiến lược định giá thường dùng:
- Định giá hấp dẫn: Apple đặt giá của điện thoại iPhone $999 thay vì $1,000 để trông nó có vẻ rẻ hơn.
- Định giá uy tín: Vì muốn tạo dựng hình ảnh sang trọng nên Mercedes-Benz định giá sản phẩm cao.
- Định giá combo: Các cửa hàng gà rán thường cung cấp các bữa ăn combo với giá thấp hơn so với khi mua riêng từng món.
Kế hoạch phân phối
Hiểu rõ hành trình khách hàng chính là yếu tố cốt lõi để đạt được thành công. Bên cạnh đó, việc hợp tác với các đối tác vận chuyển (logistics) rất quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Cần đưa ra kế hoạch phân phối đảm bảo độ tin cậy, chi phí hợp lý khi vận chuyển và quản lý hàng tồn kho. Đồng thời, tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch và nhất quán cho khách hàng, dù họ tương tác với thương hiệu qua bất kỳ kênh nào.
Hoạt động quảng bá
‘Content is King’ – một nguyên lý vẫn luôn đúng trong lĩnh vực marketing. Việc xây dựng nội dung chất lượng không chỉ giúp doanh nghiệp thể hiện chuyên môn mà còn tạo dựng niềm tin với khách hàng một cách tự nhiên, thông qua các bài blog, video hướng dẫn và nhiều hình thức khác.
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng không chỉ dừng lại ở dịch vụ sau bán hàng mà còn bao gồm tất cả các điểm tiếp xúc của khách hàng với thương hiệu trong suốt hành trình mua sắm. Cách giao tiếp, sự tận tâm và chuyên nghiệp của nhân viên đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Phản hồi và điều chỉnh
Để khảo sát chất lượng, doanh nghiệp nên thực hiện khảo sát định lượng bằng cách sử dụng các nền tảng như SurveyMonkey, Google Forms,… để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng, xác định điểm mạnh và những khía cạnh cần cải thiện. Bên cạnh đó, hãy dùng các công cụ như Hootsuite, Brand24 hay các công cụ chuyên biệt khác để theo dõi thảo luận về thương hiệu trên mạng xã hội, nắm bắt xu hướng và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing.
Sau khi đã khảo sát chất lượng, bước tiếp theo doanh nghiệp nên phân tích và điều chỉnh chiến lược:
- Phân loại phản hồi của khách hàng theo sản phẩm/dịch vụ, trải nghiệm khách hàng hoặc hiệu quả chiến dịch.
- Tập trung giải quyết những vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến nhiều khách hàng.
- Thực hiện đánh giá định kỳ theo kế hoạch, có thể là hàng tuần, hàng tháng. Văn hóa doanh nghiệp nên cởi mở tiếp thu phản hồi và sẵn sàng điều chỉnh để hoàn thiện hơn.
Những Case Study áp dụng 7P Marketing
Thực tế đã chứng minh mô hình Marketing Mix 7P đã góp phần tạo nên thành công cho rất nhiều thương hiệu lớn, trong đó phải kể đến Coca Cola, Apple, Starbucks. Để hiểu hơn về cách những thương hiệu lớn ứng dụng 7P trong Marketing, mời bạn cùng tham khảo một số case study kinh điển được ZIP Agency tổng hợp dưới đây:
Ứng dụng 7Ps Marketing Mix của Coca Cola
Sản phẩm
Coca Cola hiện có 21 thương hiệu tỷ đô, trong đó 19 thương hiệu cung cấp đồ uống ít calo hoặc không calo.
Kênh phân phối
Coca Cola sở hữu hệ thống phân phối đồ uống rộng khắp ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, rạp chiếu phim…
Giá bán
Coca Cola định giá theo chiến lược giá cạnh tranh. Giá được cân nhắc sao cho không quá cao đối với khách hàng phổ thông nhưng vẫn giữ được hình ảnh thương hiệu chất lượng.
Quảng bá
Coca Cola đầu tư mạnh vào quảng cáo. Ngoài các chiến dịch truyền thống, Digital Marketing, Coca Cola cũng chú trọng vào các dự án mang lại lợi ích cho xã hội nhằm củng cố hình ảnh thương hiệu.
Con người
Coca Cola chú trọng vào quản lý nguồn nhân lực chiến lược, cho phép trao quyền cho nhân sự cũng như triển khai các chương trình khen thưởng để tăng cường sự gắn kết và giữ chân nhân viên.
Quy trình
Hệ thống của Coca Cola gồm các công ty trên toàn cầu và các đối tác đóng chai. Công ty cung cấp sản phẩm cô đặc và siro cho đối tác, sau đó họ hoàn thiện và phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
Bằng chứng hữu hình
Hoạt động của Coca Cola trải rộng khắp thế giới. Logo xuất hiện không chỉ trên bao bì sản phẩm mà còn ở tài liệu, biển quảng cáo lớn, trở thành một biểu tượng dễ nhận biết ở hầu hết mọi nơi.
Ứng dụng 7Ps Marketing Mix của Apple
Sản phẩm
Apple là thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới, nổi tiếng với các sản phẩm cao cấp như iPhone, iPad, Apple Watch, Mac và AirPods. Hãng cũng phát triển các hệ điều hành nổi bật như iOS, macOS và iPadOS.
Giá cả
Apple thường đặt giá sản phẩm cao hơn so với nhiều đối thủ trong ngành. Tuy nhiên, mức giá này vẫn được người tiêu dùng chấp nhận bởi họ thật sự tin tưởng vào chất lượng và giá trị mà sản phẩm mang lại.
Phân phối
Apple sở hữu mạng lưới phân phối toàn cầu với các sản phẩm được bán qua hệ thống Apple Store, các đại lý bán lẻ uy tín và các kênh bán hàng trực tuyến.
Xúc tiến
Apple tận dụng truyền thông đa kênh để quảng bá sản phẩm, từ quảng cáo truyền hình, trực tuyến đến các sự kiện ra mắt sản phẩm đình đám, tạo ra sự chú ý lớn từ công chúng.
Con người
Đội ngũ nhân sự của Apple là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng như xây dựng tên tuổi thương hiệu.
Quy trình
Apple xây dựng quy trình sản xuất và phân phối nghiêm ngặt, đảm bảo mỗi sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất và đồng đều trên toàn cầu.
Bằng chứng hữu hình
Các cửa hàng bán lẻ của Apple luôn mang đến trải nghiệm mua sắm sang trọng và đẳng cấp, tạo dấu ấn mạnh mẽ cho khách hàng mỗi khi ghé thăm.
Áp dụng 7P Marketing của Starbucks
Sản phẩm
Starbucks mang đến cho khách hàng một loạt sản phẩm phong phú từ trà, cà phê, bánh ngọt đến đồ ăn nhẹ cùng các loại thức uống độc đáo khác. Sản phẩm của Starbucks được đánh giá cao nhờ vào chất lượng và hương vị đặc trưng.
Giá cả
Starbucks lựa chọn chiến lược giá cao cấp, nhắm đến việc mang lại trải nghiệm thưởng thức cà phê sang trọng cho khách hàng.
Địa điểm
Starbucks mở rộng mạng lưới cửa hàng khắp toàn cầu, từ các thành phố lớn đến vùng ngoại ô. Hãng cũng cung cấp dịch vụ bán hàng trực tuyến nhằm tiếp cận khách hàng ở những nơi không mở được cửa hàng.
Xúc tiến
Starbucks tận dụng nhiều phương thức truyền thông như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên truyền hình, tiếp thị qua email và truyền miệng. Ngoài ra, các sự kiện, chương trình khuyến mãi thường xuyên được tổ chức để thu hút khách hàng.
Con người
Starbucks sở hữu đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp. Starbucks đặc biệt chú trọng việc đào tạo nhân viên bài bản nhằm đảm bảo nhân viên luôn mang đến dịch vụ khách hàng tốt nhất.
Quy trình
Quy trình vận hành tại Starbucks được thiết kế hiệu quả, từ chuẩn bị sản phẩm đến cung cấp dịch vụ. Công nghệ hiện đại được tích hợp nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Bằng chứng vật chất
Các cửa hàng Starbucks nổi bật với thiết kế ấm cúng, tạo không gian thoải mái. Những chi tiết như nội thất và vật liệu cao cấp đều góp phần xây dựng ấn tượng tốt cho khách hàng.
Tổng kết
Có thể khẳng định rằng, mô hình 7P Marketing Mix đã tạo ra một khuôn khổ toàn diện giúp doanh nghiệp tiếp cận các hoạt động tiếp thị một cách tổng thể, đảm bảo mọi yếu tố đều phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và hướng đến mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết 7P Marketing là gì của ZIP Agency đã mang lại cho bạn cái nhìn sâu hơn về mô hình này. Qua đó, bạn có thể ứng dụng nó một cách hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của mình, giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được kết quả cao trong các chiến lược tiếp thị.
Xem thêm:
- Marketing giá rẻ là gì? Những sự thật cần biết
- Top dịch vụ marketing Đà Nẵng chất lượng nhất hiện nay
- Tiêu chí lựa chọn Agency Marketing chất lượng, hái tiền nhanh